Kinh nghiệm của một số quốc gia và của một số địa phương Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 67 - 76)

Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

*Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Từ một nước kém phát triển, nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng nhờ có tầm nhìn chiến lược và chính sách đúng đắn về phát triển con người nên Hàn Quốc đã làm nên một cuộc bứt phá được gọi là "Sự thần kỳ Đơng Á" mau chóng trở thành một nước cơng nghiệp phát triển. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng qua hai nội dung chính:

Thứ nhất, coi giáo dục đào tạo, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực chất

lượng cao là nhân tố quan trọng hàng đầu phát triển nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức.

Cũng giống như các nền kinh tế phát triển khác, Hàn Quốc đã hồn thành phổ cập hóa tiểu học trước khi tiến hành CNH, HĐH. Ngay từ những năm 60, tỷ lệ dân số biết chữ của Hàn Quốc đạt 80%, gần 90% dân số trong độ tuổi tiểu học đã hồn thành chương trình tiểu học. Năm 1970, tỷ lệ hồn thành chương trình tiểu học đã đạt 100%. Đối với cấp học cao đẳng và đại học, Hàn Quốc cũng có tỷ lệ sinh viên đại học rất cao: năm 1995 có 80% số

học sinh PTTH đã học đại học.

Hàn Quốc chủ trương tuyển chọn bồi dưỡng người tài giỏi rất rõ ràng và ngay từ rất sớm, chính sách này được thực hiện một cách có hệ thống. Các học sinh có năng khiếu, có năng lực đặc biệt được tuyển chọn vào các lớp năng khiếu. Tốt nghiệp THPT, những sinh viên xuất sắc được đưa ra nước ngoài học tập, tiếp thu khoa học kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến của những nước phát triển. Có nhiều du học sinh trình độ cao học đã góp phần quan trọng nâng cao trình độ khoa học - cơng nghệ Hàn Quốc.

Ngân sách nhà nước của Hàn Quốc dành cho giáo dục không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1960, ngân sách dành cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ lệ 9-10%; thập niên 80 là 17%; đến thập niên 90 đã tăng lên mức 27-29% ngân sách nhà nước (tương đương 3,5 - 3,7% GDP).

Giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc chủ yếu do các trường cơng lập giảng dạy, có khoảng 70% số học sinh theo học các trường này. Các học sinh ở nơng thơn được Chính chủ miễn học phí. Chính vì thế, tỷ lệ học sinh theo học THPT ngay từ những năm 1985 đã đạt hơn 90% (so sánh với Hồng Kơng có cùng trình độ phát triển nhưng tỷ lệ học sinh THPT chỉ đạt 69%). Còn khu vực tư nhân ở Hàn Quốc rất tích cực tham gia vào giáo dục đại học và dạy nghề, tỷ trọng của khu vực này có lúc chiếm tới 70-90%.

Việc sử dụng lao động có trình độ cao của Hàn Quốc khơng áp dụng hình thức thuê lao động làm việc đến suốt đời như Nhật Bản. Lao động làm việc không tốt sẽ bị sa thải ngay hoặc người làm công cũng dễ dàng chuyển tới làm việc cho nhưng công ty trả lương cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn. Điều này tạo ra một áp lực cạnh tranh nâng cao trình độ rất cao giữa các nhân viên cũng như sự cạnh tranh giữa chính sách đãi ngộ nhân tài của người sử dụng lao động. Ngoài ra, mức trả lương rất cao tại Hàn Quốc đối với lực lượng lao động có trình độ chun mơn cao cũng là một động lực lớn thu hút nhân tài, khích lệ người lao động nâng cao tình độ. Mức tiền lương của người

có trình độ đại học cao gấp 3-4 lần lao động chỉ có trình độ PTTH và mức tiền lương còn tăng lên nhiều lần tùy theo sự thay đổi của bằng cấp, trình độ chun mơn...

Chính sách thu hút nhân tài từ nước ngoài trở về Hàn Quốc làm việc cũng rất có hiệu quả. Ngay từ năm 1968, Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện chính sách: "kế hoạch hóa đưa nhân tài về nước", theo đó có rất nhiều ưu đãi như: nhà ở, môi trường làm việc hiện đại, trả lương cao... Mức lương mà Hàn Quốc trả cho lao động có trình độ cao từ các nước phát triển về làm việc có thể cao gấp 20-40 lần mức lương cũ.

Thứ hai, coi việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, công

nghệ mới vào việc sản xuất kinh doanh như một biện pháp quan trọng để phát triển tay nghề, trình độ chun mơn của nguồn nhân lực chất lượng cao.

Việc ứng dụng khoa học - cơng nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh địi hỏi nguồn nhân lực phải có một trình độ khoa học - kỹ thuật tương ứng mới có thể tiếp nhận và quản lý cơng nghệ. Khi trình độ của người lao động phát triển đến một trình độ nhất định, từ đó lại là cơ sở cho việc tiếp thu công nghệ mới cao hơn, hiện đại hơn. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm của Hàn Quốc để phát triển một đội ngũ nguồn nhân lực làm chủ các ngành công nghiệp quan trọng như: sản xuất thép, xe hơi, đóng tàu, điện tử... ngang bằng những quốc gia cơng nghiệp phát triển. Đó cũng là kết quả của chính sách quan tâm đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (RGD) của Hàn Quốc. Hiện nay, mức đầu tư cho RGD của Hà Quốc ở mức cao, chiếm 3% GNP.

Việc đón đầu, tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới của Hàn Quốc cũng góp phần tạo ra cơ hội phát triển và nâng cao trình độ của đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật cao của Hàn Quốc. Điển hình như việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ CDMA (công nghệ truyền thông di động băng thông rộng định hướng thời gian ba chiều) do hãng QUANCOM của Mỹ phát

minh ra đã biến nước này trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ dịch vụ CDMA.

* Kinh nghiệm của Thái Lan

Suốt hai thập kỷ gần đây đạt, Thái Lan luôn đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng kinh tế, với mức tăng GDP trung bình hàng năm là 7,5% đứng trong nhóm phát triển nhất thuộc khu vực các nước đang phát triển. Đồng Bạt của Thái Lan thuộc loại có giá trị ổn định nhất trong khu vực, mức lạm phát bình quân hàng năm trong suốt 10 năm qua không vượt quá 20%/năm (trừ đợt khủng hoảng tài chính khu vực vừa qua). Thái Lan là nước có tỷ lệ tăng dân số giảm trong gần 25 năm qua. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh trong thập kỷ 80. Tỷ trọng nông nghiệp đã giảm xuống thấp hơn 15% GDP. Đến nay, vẫn còn trên 30% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nơng nghiệp, tuy nhiên, có dịch chuyển lao động nơng nghiệp vào khu vực công nghiệp chế biến theo thời vụ. Để duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, Thái Lan đã thực hiện đầu tư cao từ 35% đến 45% GDP, Thái Lan là một nước có mơi trường rất thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Mỹ: 22%; EC: 20%; Nhật: 17%; các nước NICS: 12%. Thái Lan ít bn bán với các nước Đông Nam Á, tỷ lệ xuất khẩu cho Đơng Nam Á chỉ chiếm 4%. Để có được kết quả đó, Thái Lan đã rất chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thái Lan được thực hiện theo hai hướng: phần lớn được đào tạo kỹ năng khoa học - cơng nghệ có tính phổ cập để tiếp nhận được các cơng nghệ nhập từ nước ngồi đang áp dụng rất rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân, một bộ phận được đào tạo cơ bản và nâng cao để làm các nhiệm vụ nghiên cứu sáng tạo khoa học - công nghệ. Các trường đại học và Viện nghiên cứu được đầu tư kinh phí khá nhiều cho thực hiện nghiên cứu khoa học - công nghệ (khoảng 400 triệu USD năm 2010). Những đóng góp lớn nhất của nhân lực khoa học - công nghệ là ứng

dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, công nghệ chế biến nông sản, hải sản, công nghệ dệt may, công nghệ điện tử và máy tính, cơng nghệ vật liệu và kim loại. So với các nước ở trình độ phát triển tương tự thì nguồn nhân lực chất lượng cao của Thái Lan không mạnh, đầu tư cho khoa học - công nghệ không nhiều, nhưng khoa học - cơng nghệ đã góp phần quan trọng vào chuyển hướng phát triển kinh tế Thái Lan trong 2-3 chục năm qua, đặc biệt trong thập niên đầu của thế kỷ XXI là nhờ Thái Lan có nguồn nhân lực cao có khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Thái Lan ưu tiên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của đất nước. Mục tiêu tổng quát của Thái Lan nhằm ưu tiên nâng cao chất lượng dân số: tất cả công dân Thái Lan khi sinh ra được hỗ trợ phát triển ở mọi lứa tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng lực lượng lao động có chất lượng tốt. Gia đình và cộng đồng có trách nhiệm tham gia để đảm bảo an sinh cho người cao tuổi, phù hợp với khả năng của hệ thống phúc lợi xã hội.

Chính sách dân số mới của Thái Lan đã đề ra 3 nhiệm vụ chính: Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tất cả các lứa tuổi nhằm bảo đảm trẻ sinh ra có chất lượng, tạo điều kiện hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng. Cung cấp các khả năng phù hợp nhằm phát triển ở mọi lứa tuổi. Đẩy mạnh khả năng tự lực sau khi về hưu cho tất cả mọi người nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan đảm bảo cung cấp tất cả các dịch vụ xã hội với chất lượng tốt cho mọi người dân.

* Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Từ năm 1997, khi trở thành đô thị loại I, thành phố biển miền Trung này đã vươn lên mạnh mẽ, đạt được thành tựu to lớn về mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội. Một trong những nhân tố có tính quyết định để Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là cấp ủy, chính quyền Thành phố đã đặc biệt coi trọng phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Từ quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng có thể rút ra những kinh nghiệm bổ ích sau đây:

Một là, khai thác lợi thế của thành phố về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch

và các tiềm năng khác, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến (công nghiệp thực phẩm, đồ uống), đầu tư mạnh để phát triển các ngành này.

Từ năm 1997 đến năm 2002, thành phố đã đầu tư cho ngành dịch vụ tăng từ 41,5% (1997) lên 70,7% (2002); đầu tư cho ngành công nghiệp đồ uống chiếm 27,8% tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến.

Hai là, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thành lập Quỹ khoa học - công nghệ

thành phố, xây dựng và thực hiện Đề án Phát triển khu công nghệ cao gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đà Nẵng đã cải cách một cách cơ bản môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh nên đã được các nhà đầu tư Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… quan tâm. Ủy ban Nhân dân thành phố đã ra quyết định số 2399/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 04 năm 2006 về việc ban hành đề án thành lập Quỹ khoa học - công nghệ thành phố với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng. Quỹ này dùng để hỗ trợ các đề tài nghiên cứu tạo công nghệ mới thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ (sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, thử nghiệm quy trình cơng nghệ mới), hồn thiện cơng nghệ, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của Quỹ Khoa học - Công nghệ, Ủy ban Nhân dân thành phố đã ra Quyết định số 3652/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 05 năm 2009 về việc thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố, phục vụ việc thực hiện Đề án Phát triển khu cơng nghệ cao. Trong đó, có Đề án số 393 về đào tạo 100 tiến sĩ, thạc sĩ ở các cơ sở đào tạo của nước ngoài, tạo những "hạt giống" để phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao

của thành phố. Trung tâm có nhiệm vụ phát hiện những người có khả năng để gửi đi đào tạo ở nước ngoài và phát hiện học sinh ở các cấp có khả năng thực sự để định hướng gửi đi đào tạo.

Ba là, tận dụng năng lực của các trường đại học và các cơ sở đào tạo

trên địa bàn thành phố để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các trường đại học như Đại học Đà Nẵng và Đại học Bách khoa Đà Nẵng và các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố đã được cấp ủy, chính quyền thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ; đồng thời phối hợp chặt chẽ với thành phố trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện tại, Trường đại học Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu đại học tầm cỡ quốc tế và có thể đảm đương tốt việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực công nghệ cao cho thành phố. Đại học Đà Nẵng cùng với Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã và đang cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cho các tỉnh, thành phố phía Nam và đã "xuất khẩu" kỹ sư sang Nhật Bản. Cấp ủy và chính quyền thành phố đã coi trọng việc tận dụng năng lực đào tạo của các trường này, phối hợp chặt chẽ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo của Trường phổ thông trung học chuyên Lê Quý Đôn để tạo nguồn cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.

* Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903,940km2, dân số 2.483.211 người (đến năm 2009), có thành phố Biên Hịa, thị xã Long Khánh và 9 huyện. Qua quá trình xây dựng và phát triển, Đồng Nai đã vươn lên mạnh mẽ và có nhiều thành cơng trong CNH, HĐH. Hiện tại, Đồng Nai đang phấn đấu để sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đạt được thành tựu to lớn này do nhiều nhân tố, trong đó có một nhân tố quan trọng, có tính quyết định là cấp ủy, chính quyền tỉnh đặc biệt coi

trọng phát triển nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Đồng Nai có nhiều kinh nghiệm đáng để tham khảo:

Một là, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống

trường cao đẳng, dạy nghề là khâu đột phá, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học ở Thành phố Biên Hịa, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đưa Đồng Nai trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống trường cao đẳng, dạy nghề như: Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonddezi, Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ và các trường dạy nghề đạt kết quả. Nhờ đó, tỉnh đã có được số lượng khá lớn lao động chất lượng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu cấp thiết về tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến từ các dự án đầu tư của nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Đồng Nai xác định đây là khâu đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 67 - 76)