2.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao
* Khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao
• Khái niệm nguồn nhân lực
Có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực, chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng: "Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ tiềm năng về vốn con người bao gồm: thể lực, trí lực, tâm lực mà mỗi cá nhân sở hữu". Tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thì cho rằng: Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.
TS. Đoàn Văn Khái cho rằng: "Nguồn nhân lực là khái niệm dùng chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả các đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội" [57, tr.62].
Như vậy, do nhiều cách tiếp cận khác nhau nên đã có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, có thể thấy, điểm thống nhất của các cách tiếp cận đó là: nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng và năng lực của con người được huy động vào trong quá trình lao động sản xuất và phát triển của một quốc gia hay một địa phương.
Luận án quan niệm rằng, nguồn nhân lực là lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, của địa phương bao gồm những năng lực thể chất, tinh thần, trình độ tri thức, năng lực thực tế, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, tác phong lao động của những người trong độ tuổi lao động đang làm việc hoặc đang thất nghiệp nhưng đang tích cực tìm việc làm.
các yếu tố: số lượng và chất lượng của lực lao động xã hội.
- Về số lượng
Số lượng nguồn nhân lực bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động đang làm việc hoặc đang tích cực tìm việc làm. Theo quy định của Bộ luật Lao động Lào, nam tuổi từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55 có khả năng lao động đang làm việc hoặc đang tích cực tìm việc làm đều thuộc lực lượng lao động.
Số lượng nhân lực, phụ thuộc vào quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ sinh - tử. Trên thực tế, có hai nhóm yếu tố tác động ảnh hưởng đến số lượng nhân lực: nhóm yếu tố tự nhiên (tác động của nhu cầu và quy luật sinh học đến tỷ lệ sinh đẻ và tử vong của con người, làm tăng hay giảm dân số và lao động một cách tự nhiên) và nhóm yếu tố xã hội (di dân làm tăng hay giảm dân số và lao động trong một không gian và thời gian nhất định).
Số lượng nhân lực quá lớn sẽ gặp khó khăn trong giáo dục, đào tạo để từng người lao động có chất lượng tốt; khó khăn trong việc tổ chức quản lý và sử dụng lao động.
- Về chất lượng
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện ở năng lực thể chất, tinh thần, tri thức, năng lực thực tế, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, tác phong lao động tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Tiêu chí của chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi: trạng thái sức khỏe, trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật, cơ cấu trình độ và ngành nghề, phẩm chất đạo đức, thái độ và kỷ luật lao động.
• Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
Đến nay, khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đồng nhất do có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu về nguồn nhân lực chất lượng cao:
ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao cơng nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào CNH, HĐH được mở rộng theo kiểu vết dầu loang bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh [43, tr.147-148].
GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao - một nguồn nhân lực mới, là một lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chun mơn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ sản xuất.
Cịn Đỗ Văn Đạo lại cho rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận lao động xã hội có trình độ học vấn và chun mơn kỹ thuật cao; có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao [30, tr.29-30].
Quan niệm của TS. Nguyễn Hữu Dũng: Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn kỹ thuật nhất định (trên đại học, đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật lành nghề) [17, tr.20].
Theo Nguyễn Huy Trung: "Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân lực đã qua đào tạo, có kiến thức tốt về một lĩnh vực cơng việc, thành thạo kỹ năng thực hiện cơng việc, có thể chất tốt và tiềm năng phát triển trong môi trường công việc để đáp ứng được các yêu cầu công việc hiện tại cũng như tương lai của tổ chức, cơ quan, đơn vị..." [113, tr.41].
Ngoài những quan niệm nêu trên, cịn có những cách hiểu khác khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Những thuật ngữ này có nội hàm hẹp hơn và cụ thể hơn để chỉ những người lao động có trình độ, có chất lượng, mang
lại hiệu quả cao trong các lĩnh vực sản xuất. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất vật chất có những thuật ngữ như chuyên gia, nghệ nhân, công nhân lành nghề... hay trong lĩnh vực sản xuất tinh thần có những thuật ngữ như nhà chuyên môn, bác học, nhà khoa học, chuyên gia... Bên cạnh đó, người ta cũng thường hay dùng thuật ngữ nhân tài, vĩ nhân để tôn vinh nguồn nhân lực chất lượng cao.
Từ những quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao của các tác giả nêu trên có thể đưa ra khái niệm sau đây:
Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có trình độ học vấn và chun mơn kỹ thuật cao, có khả năng sáng tạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào hoạt động thực tiễn nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Mặt khác, đây cịn là những lao động có tác phong nghề nghiệp, tính kỷ luật cao, có tinh thần u nước, tự tơn dân tộc, có ý chí tự lập, tự cường và có phẩm đạo đức tốt. Nó là bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực.
* Phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao
Có nhiều quan niệm phân loại khác nhau về nguồn lực chất lượng cao, có thể nêu ra một số cách cơ bản như sau:
Một là, dựa vào chuyên môn nghề nghiệp, bao gồm:
- Đội ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ là đội ngũ trí thức trong tất cả
các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, quản lý kinh tế - xã hội, y tế, văn hóa, thể thao... Đây là lực lượng có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có năng lực sáng tạo cả về lý thuyết và thực hành, có khả năng giải quyết được các vấn đề mà q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra. Là lực lượng đi đầu trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến, ứng dụng các thành quả của khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực, góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo trong các trường đại học và cơ sở đào tạo. Họ có khả năng đào tạo, bồi dưỡng bộ phận có năng lực, trình
độ thấp hơn bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực thực hiện có hiệu quả công việc
trong bộ máy nhà nước và đảng cầm quyền các cấp từ trung ương đến địa phương.
- Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp có trình độ tổ chức và điều
hành kinh doanh có hiệu quả cao.
- Lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề ở tất các các lĩnh vực hoạt
động sản xuất của đời sống kinh tế - xã hội. Họ là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất, ứng dụng và cung cấp các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời, họ cịn là lực lượng có năng lực trí tuệ tiếp thu được các công nghệ tiên tiến và bằng những tri thức khoa học kết hợp với những kinh nghiệm tích lũy được trong q trình sản xuất.
- Những nơng dân, có trình độ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm, đi
đầu trong ứng dụng tiến bộ công nghệ làm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại và hiệu quả cao.
Hai là, phân loại theo bằng cấp đào tạo, gồm:
- Những người có trình độ sau đại học: tiến sĩ khoa học và tiến sỹ; thạc sỹ và bác sỹ chuyên khoa I và II.
- Những người có trình độ đại học và cao đẳng. - Cơng nhân có bậc tay nghề cao.
Ba là, phân loại theo học hàm: Giáo sư và phó giáo sư
Có thể kết hợp phân loại cả ba cách trên (bằng cấp đào tạo, học vị và cả nghề nghiệp chuyên môn) chẳng hạn như chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương. Ngồi ra, khi nói về sự đóng góp và trình độ lành nghề của nguồn lực lao động chất lượng cao, người ta còn gọi họ là những bác học, chun gia, cơng trình sư.