Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Viêng Chăn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 81 - 89)

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY

3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNGĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

3.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phốViêng Chăn Viêng Chăn

Viêng Chăn là Thủ đơ của nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trái tim của cả nước. Thành phố là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là trung tâm về văn hóa, khoa học, giáo dục và là trung tâm kinh tế lớn. Viêng Chăn cũng là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế. Đây là một lợi thế riêng của Thành phố Viêng Chăn mà không một địa phương nào trong cả nước có được. Lợi thế này cho phép Thành phố Viêng Chăn phát triển nền kinh tế - xã hội nhanh, có chất lượng hơn các địa phương khác trong cả nước để thực sự làm đầu tàu, lan tỏa và lôi kéo sự phát triển của các địa phương khác.

* Khái quát về tình hình kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Viêng Chăn đạt khá cao. Giai đoạn từ năm 2006-2010, nền kinh tế của Thành phố về cơ bản vẫn giữ được tốc độ đã tăng trưởng khá cao với mức bình quân đạt 12,17%, GDP bình quân đầu người của Thành phố đạt khoảng 1.759USD vào năm 2010 (vượt mục tiêu đề ra 455USD).

Giai đoạn từ 2011-2013 kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 12,2%, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 15,4% chiếm 45,3% của GDP; dịch vụ tăng 9,9% chiếm 34,2% của GDP và ngành nông nghiệp tăng 5,6%

chiếm 20,1% của GDP, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế từ 1.759,94 USD/người giai đoạn 2005-2010 đã tăng lên 2.768 USD/người vào giai đoạn 2011-2013 [166].

Bảng 3.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đơ Viêng Chăn

Đơn vị tính: Tỷ kíp, % Năm Nội dung 2005 2010 2013 Tăng TB/năm (%) 2001- 2005 2006- 2010 2011- 2013 Tổng số (Tỷ kíp) 6.405 12.083,78 19.166 9,79 12,17 12, 2 Công nghiệp 3.221,71 5.241,943 8.682,198 10,82 13,30 15,4 Nông nghiệp 1.416,78 2.382,921 3.852,366 7,40 9,7 5,6 Dịch vụ 1.811,97 4.458,914 6.554,772 12,50 12,09 9,9 Nguồn: [183].

Tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.

Cơ cấu kinh tế của Thành phố Viêng Chăn vẫn duy trì được theo hướng cơng nghiệp hóa.

Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế Thủ đô

Đơn vị tính: % Ngành Năm 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2013 Nông - lâm 20,78 17,65 20,1 Công nghiệp 43,34 45,88 45,3 Dịch vụ 35,88 36,47 34,2 Nguồn: [183].

Công nghiệp Viêng Chăn đã chiếm tỷ trọng cao với sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn FDI. Tuy nhiên, cơng nghiệp ở Viêng Chăn chủ yếu là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm và các ngành dệt may, da giày... Trình độ sản xuất nhỏ, trong đó, tiểu thủ cơng nghiệp chiếm tới hơn 70% giá trị sản xuất tồn ngành. Trình

độ công nghệ của các ngành công nghiệp của Thành phố chủ yếu là lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, nhất là trên thị trường quốc tế.

Nơng - lâm nghiệp là nhóm ngành kinh tế khá quan trọng của Thành phố Viêng Chăn. Trong những năm qua, nhóm ngành này ln đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 8%/năm và đóng góp một tỷ trọng đáng kể (khoảng 18- 20%) trong tổng GDP của Thành phố. Thành tích nổi bật của nông nghiệp Viêng Chăn trong những năm qua là sản xuất lương thực. Viêng Chăn là Thành phố nhưng lại là nơi có sản lượng thóc tương đối lớn. Diện tích, năng suất, sản lượng của cả lúa mùa và lúa nước đều tăng khá và ổn định.

Về phát triển thương mại, Thành phố có hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh thương mại đã được cấp đăng ký kinh doanh. Mạng lưới chợ được phát triển rộng rãi ở cả khu vực đô thị lẫn khu vực nông thôn với sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế. Thành phố Viêng Chăn đã rất quan tâm tới hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều sản phẩm được sản xuất, lắp ráp, gia công từ Thành phố Viêng Chăn xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới...

Ngành Du lịch của Thành phố Viêng Chăn thời gian qua có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Khách quốc tế đến Viêng Chăn chủ yếu từ các nước láng giềng và các quốc gia Châu Á. Khách du lịch đến Viêng Chăn chủ yếu bị cuốn hút bởi các thắng cảnh tự nhiên, tham quan cuộc sống của người dân địa phương, tiếp đến là tìm hiểu nền văn hóa, tham quan di tích và một số đến để tìm hiểu và khám phá một vùng đất mới lạ.

Có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế đã tạo ra lượng cầu nhất định về nguồn nhân lực, từ đó kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động theo hướng giảm dần lao động trong nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ.

Biểu đồ 3.1: So sánh cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Thủ đô

giữa giai đoạn 2006 - 2010 và 2010 - 2013

Nguồn: [161], [162], [186]

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy, cơ cấu lao động trong ngành kinh tế Thành phố có sự biến đổi theo hướng tích cực. Giai đoạn 2010- 2013, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp là 65,14% giảm 13,23% so với giai đoạn 2000-2005; đồng thời tỷ trọng người lao động trong các ngành cơng nghiệp và dịch vụ cũng có xu hướng chuyển biến tích cực, năm sau tăng cao hơn năm trước. Cụ thể là tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2005 là 3,05% tăng lên 9,5% trong giai đoạn 2010- 2013 và dịch vụ cũng tăng từ 17,58% trong thời kỳ 2000 - 2005 đến giai đoạn 2010 - 2013 con số này là 25,36%. Tỷ trọng lao động nơng nghiệp cũng có xu hướng giảm dần.

Sau khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Viêng Chăn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 (được phê duyệt năm 2004), Thành phố Viêng Chăn đã nhanh chóng thực hiện khai thác mọi tiềm năng và lợi thế, phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nhanh chóng đưa Thành phố Viêng Chăn trở thành Trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước.

* Khái quát về tình hình xã hội của Thành phố

Năm 2005, dân số của Thành phố là 698.318 người, nữ 349.624 người, tốc độ tăng dân số 2,9%/năm (mật độ dân số năm 2005 là 24 người/km2). Năm 2010, dân số của Thành phố Viêng Chăn 795.160 người, chiếm khoảng 12% dân số cả nước với 9 huyện, 500 thơn bản và 117.388 hộ gia đình với tốc độ tăng dân số là 2,2%/năm (mật độ dân số năm 2010 là 196 người/km2).

Thành phố Viêng Chăn có có 46 dân tộc và có ba bộ tộc lớn, như: Lào Sủng, Lào Thâng và Lào Lùm cùng sinh sống. Trong đó 96,26% là dân tộc Lào Lùm, 2,44% là dân tộc Lào Sủng, 0,82% là dân tộc Lào Thâng và 0,46% là người nước ngoài [159], [161].

Luật lao động của CHDCND Lào (2007), đã quy định giới hạn của độ tuổi lao động đối với nam giới là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Trong số lượng nguồn nhân lực được xác định bao gồm tổng thể số người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 - 60 tuổi và nữ là 15 - 55 tuổi). Đây là lực lượng lao động tiềm năng đã được chuẩn bị sẵn trong nền kinh tế - xã hội.

Bảng 3.3: Dân số và nguồn nhân lực ở Thủ đơ Viêng Chăn

Đơn vị tính: Người

Năm

TT 2002 2010 2013

1. Dân số 698.318 795.160 857.496

2. Nguồn lao động (trên 15 tuổi) 347.303 435.750 592.218 3. Lao động có việc làm 269.321 350.263 502.544

4. Học sinh - sinh viên 66.343 73.401 78.269

5. Tỷ lệ thất nghiệp - % 1,67 1,52 1,33

Nguồn: [142], [162].

Qua bảng 3.3 cho thấy, nguồn lao động của Thủ đơ có xu hướng tăng dần từ 347.303 người năm 2002 lên 435.750 người năm 2010 và 592.281 người trong năm 2013. Tỷ lệ lao động năm 2013 của Thành phố tương đương

với 69,06% dân số.

Tỷ lệ thất nghiệp của Thủ đơ, nhìn chung giảm dần. Năm 2005 tỷ lệ này là 1,67% giảm xuống 1,52% vào năm 2010 và xuống 1,33% năm 2013.

Để nâng cao chất lượng dân số một cách toàn diện, ngồi việc chú trọng cơng tác giáo dục - đào tạo chiến lược phát triển y tế cũng được đặc biệt quan tâm. Thành phố Viêng Chăn đặt ra mục tiêu phát triển sức khỏe theo các nội dung như sau:

- Nâng tuổi thọ bình quân lên 68 tuổi vào năm 2010 và 75 tuổi vào năm 2020, giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 1% vào năm 2010 và 0,8% vào năm 2020.

- Từng bước giải quyết về cơ bản các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, như: sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy, giun sán, lao, tả, thương hàn, các bệnh nhiễm trùng đường hơ hấp ở trẻ em... Tăng cường phịng, chống các bệnh lây truyền theo đường tình dục, HIV/AIDS, phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe các bà mẹ khi có thai và sinh con.

- Phịng, chống sốt rét: giảm 70% số mắc và 90% số chết do sốt rét so với hiện nay vào năm 2010 và khống chế hoàn toàn vào năm 2020. Khống chế tối đa bệnh lao, đến năm 2020 số nhiễm bệnh lao thì khơng q 1%. Khơng cịn bệnh nhân phong mới mắc vào năm 2010 và thanh toán bệnh phong vào năm 2020.

- Chủ động phòng, chống và khống chế tối đa các bệnh lây lan qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.

- Thanh tốn các rối loạn do thiếu Iod vào năm 2010.

- Hạn chế tỷ lệ nhiễm giun sán xuống 50-60% vào năm 2020.

- Ngăn chặn tình trạng gia tăng nghiện hút thuốc lá trong thanh niên; khống chế tai nạn giao thông, tai nạn lao động và tai nạn sinh hoạt; tích cực phịng, chống các bệnh liên quan đến uống nhiều rượu, chấm dứt nạn nghiện ma túy, mại dâm.

Hiện nay, Viêng Chăn đã có một đội ngũ cán bộ y tế đơng đảo và có trình độ cao nhất trong cả nước, có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt các thành tựu y học mới trong những năm tới. Tuy nhiên, so với trình độ chung của các nước trên thế giới và trong khu vực thì chất lượng nhân lực y tế vẫn cịn thấp. Cùng với sự phát triển rộng mạng lưới y tế cơ sở, củng cố hệ thống các Bệnh viện, nhu cầu cán bộ y tế đang tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực y tế là nhân tố quan trọng bậc nhất quyết định chất lượng, hiệu quả của cả hệ thống y tế. Chất lượng dân số thể hiện qua chỉ số phát triển con người HDI và thể hiện ở bảng dưới đây qua các năm:

Bảng 3.4: Chỉ số HDI của Lào và thế giới

Năm Chỉ số phát triển con người (HDI)Lào Thế giới

2000 0,354 0,526 2005 0,460 0,598 2006 0,467 0,604 2007 0,475 0,611 2008 0,483 0,615 2009 0,409 0,619 2010 0,497 0,624 Nguồn: [157].

Nhìn vào bảng trên cho thấy những năm qua, chỉ số HDI của CHDCND Lào có tăng nhưng cịn thấp so với mức trung bình của thế giới.

- Lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Thành phố Viêng Chăn

Phát triển giáo dục - đào tạo của Thành phố Viêng Chăn được xác định với mục tiêu tổng qt là: xây dựng con người mới, có trình độ học vấn cao, có tri thức khoa học - cơng nghệ tiên tiến, tinh thần yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết của các bộ tộc trong nước và nhân dân các vùng, biết nghĩa vụ của mình trong xã hội, biết bảo vệ và phát triển truyền thống tốt đẹp của đất nước, có tinh thần cảnh giác cao, sáng tạo, thân thể cường tráng, hài hịa giữa trí tuệ và sức khỏe, tích cực học hỏi về khoa học kỹ thuật cơng nghệ để

đóng góp xây dựng và bảo vệ Thành phố và đất nước.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát là các mục tiêu cụ thể như sau:

"- Phát triển giáo dục mầm non: nâng tỷ lệ nhập học mầm non lên 80% vào năm 2020.

- Nâng cao tỷ lệ nhập học các cấp:

• Cấp I: nâng tỷ lệ nhập học đúng tuổi từ 95% năm 2000 lên 99% năm 2015; 99,5% năm 2020.

• Cấp II: nâng tỷ lệ nhập học đúng tuổi từ 75% năm 2000 lên 90% năm 2015; 95% năm 2020.

• Cấp III: nâng tỷ lệ nhập học đúng tuổi từ 50% năm 2000 lên 65% năm 2015; 70% năm 2020.

- Xóa mù chữ: nâng tỷ lệ dân số trong tuổi 15 - 40 biết chữ từ 97% năm 2000 lên 99% năm 2015; 100% năm 2020.

- Kiên cố hóa và nâng cấp trường lớp học đến năm 2010 tất cả trường phổ thông trong Thành phố đều đạt chuẩn quốc gia, có đủ trang thiết bị dạy và học, thiết bị thí nghiệm, thư viện, sách tham khảo. Đảm bảo 50-60% trường Tiểu học có chế độ bán trú.

- Đảm bảo đủ giáo viên về số lượng và cơ cấu mơn học. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

- Phổ cập Trung học cơ sở vào năm 2010. Đảm bảo năm 2020, mỗi huyện có 2-3 trường cấp III. Năm 2010 phải đảm bảo 100% phòng học các cấp là nhà kiên cố.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn lên 30% vào năm 2010 và 50% vào năm 2020, đảm bảo 50% học sinh phổ thông được hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm" [146].

- Về phát triển cơ sở trường lớp, Thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2020 kiên cố hóa tồn bộ cơ sở trường, lớp học; đồng thời với việc bổ sung,

hồn chỉnh các cơng trình bổ trợ (thư viện, phịng thí nghiệm, phịng giáo dục thể chất, cơng trình cấp điện, nước sạch, vệ sinh...) để đảm bảo thực hiện giáo dục toàn diện và cải thiện điều kiện học tập cho học sinh. Từng bước chuẩn hóa và tiến tới 100% trường học trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn Quốc gia về trường học.

- Về phát triển đội ngũ giáo viên, Thành phố đặt ra mục tiêu đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên ở tất cả các cơ sở giáo dục của Thành phố. Mở rộng quy mô đào tạo giáo viên để đảm bảo có đủ đội ngũ giáo viên theo đúng định mức chuẩn và cơ cấu các môn học. Đặc biệt quan tâm đến đào tạo giáo viên các môn học ngoại ngữ, giáo dục thể chất và kỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo viên. Việc nâng cao chất lượng phải được thực hiện ngay từ khâu tuyển sinh vào các trường Sư phạm, quá trình đào tạo trong các trường Sư phạm và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian làm việc.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w