Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 55 - 57)

hướng vào các mục tiêu chủ yếu như: nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn (bao gồm các nhu cầu về số lượng, chất lượng, ngành nghề, nhóm tuổi, giới tính); làm cơ sở cho xây dựng tiến độ, giải pháp thực hiện các chương trình, dự án kinh tế - xã hội; cơ sở để Nhà nước xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải dựa vào: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng dân số và nguồn nhân lực; thực trạng về cung - cầu trên thị trường lao động.

- Nội dung của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, bao gồm: Thu nhập thơng tin cho phân tích tình hình và xây dựng kế hoạch về nguồn nhân lực; phân tích, đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn nhân lực…

- Giám sát và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là hoạt động xem xét kế hoạch được thực hiện như thế nào so với mục tiêu đề ra, các mục tiêu đó đạt kết quả đến đâu. Qua đó xử lý, điều chỉnh kịp thời để kế hoạch đặt ra đạt hiệu quả.

2.2.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao lực chất lượng cao

Phát triển nguồn nhân lực của quốc gia và địa phương khơng có bộ máy nhà nước riêng của nó. Thơng thường đối với các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương như Việt Nam tổ chức bộ máy phát triển nguồn lực này như sau:

- Sở Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm:

+ Công bố công khai quy hoạch phát nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao được duyệt theo quy định.

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cân đối nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hàng năm cho phát triển nguồn nhân lực.

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và xã hội, Sở Nội vụ và Sở Tài chính thẩm định kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo theo chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm.

- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành xây dựng, bổ sung hồn thiện các cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, xây dựng đề án thành lập trung tâm tin học, ngoại ngữ chất lượng cao trình Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem xét quyết định.

+ Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch theo thời kỳ cụ thể, thực hiện các chương trình, đề án nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thực chất, tồn diện.

- Sở Nội vụ có trách nhiệm:

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, bổ sung và hồn thiện các cơ chế chính sách của tỉnh thu hút nhân tài về làm việc tại tỉnh, thu hút lao động có trình độ cao về cơng tác ở nơng thơn trình Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem xét quyết định.

+ Thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

- Sở Tài chính có trách nhiệm:

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

+ Cân đối bố trí dự tốn chi ngân sách hàng năm đảm bảo cấp đủ kinh phí cho chương trình phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Phối hợp với các

ngành kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

- Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch, xây dựng các chính sách, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành mình cấp mình.

Bên cạnh việc tổ chức bộ máy của nhà nước, để thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các địa phương cần thu hút những tổ chức chính trị - xã hội như đồn thanh niên, hội cựu chiến binh, các tổ chức nghề nghiệp như các hiệp hội khoa học kỹ thuật... để thu hút các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực này.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 55 - 57)