Thực trạng về chính sách đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Viêng Chăn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 105 - 109)

b. Phân theo thành phần KT

3.2.4. Thực trạng về chính sách đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Viêng Chăn

chất lượng cao của Thành phố Viêng Chăn

Với quan điểm, nhân tố con người có vai trị quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Giáo dục đào được coi là một trong 4 khâu đột phá được khẳng định tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Trên quan điểm đó, nhiều chính sách đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo đã được xây dựng và thực hiện ở Thành phố Viêng Chăn như sau:

- Chính sách phát triển đội ngũ giáo viên

+ Thành phố đã thực thi chính sách miễn học phí cho sinh viên đi học trường sự phạm trong nước và cấp học bổng cho những học sinh xuất sắc đi du học ở nước ngoài để sau này trở thành giáo viên giỏi. Hiện nay ở Việt Nam có 29 người và ở Liên bang Nga 5 người là sinh viên của Thành phố đang học ở các trường sư phạm.

+ Thực hiện chế độ phụ cấp cao cho giáo viên giảng dạy tại các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề. Các trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên trước đây hầu như khơng ai muốn đến lập nghiệp, nhưng nay đã có rất nhiều giáo viên giỏi đến dạy trình độ cao đẳng - đại học.

+ Gần đây Thành phố đã thực thi phụ cấp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên các hệ đào tạo.

- Xây dựng chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu của thực tiễn

Đồng thời với phát triển đội ngũ giáo viên Thành phố đã quan tâm đổi mới và bổ sung giáo trình cho hệ thống đào tạo. Những thay đổi này nhằm theo sát với yêu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của khoa học - cơng nghệ. Trong đó, chương trình dạy nghề được coi là trọng tâm của cải cách của Thành phố.Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn đầu tư và do đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên các chương trình, giáo trình dạy nghề đều lấy của nước ngồi là chính. Do vậy, nhiều chương trình chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học viên và với nhu cầu của thị trường lao động. Chất lượng của cơng tác đào tạo nghề vì thế mà chưa được nâng cao nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngay cả đối với người đã có bằng cấp là điều khơng tránh khỏi.

- Xây dựng mới và hồn thiện cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo của Thành phố

Thủ đô Viêng Chăn là một trong những tỉnh sớm hình thành hệ thống trường đào tạo khá hồn chỉnh từ trường dạy nghề đến đại học. Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, cùng với các trường đào tạo của Trung ương, hệ thống trường ở Thủ đô đã được củng cố và xây dựng mới. Các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề được Nhà nước đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thủ đơ Viêng Chăn có 19 trung tâm đào tạo nghề với năng lực đào tạo là 3000 người/năm. Trong đó, đào tạo tổng hợp là 13 trung tâm; đào tạo ban đầu để chuẩn bị làm việc có 3 trung tâm. Trong các trung tâm đào tạo nghề đó, Thủ đơ quản lý 2 trung tâm bồi dưỡng dạy nghề (đào tạo nghề) cho thanh niên, phụ nữ theo từng nghề nghiệp. Đó là Trung tâm phát triển Tay nghề của Thành phố và Trường dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội.

Hiện nay, ngoại ngữ và tin học là một phương tiện rất cần thiết trong công việc, đặc biệt đối với đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, khi mà đất nước đang có xu hướng liên kết với các nước trên thế giới về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa… Trong thời gian qua, Thành phố đã đẩy mạnh hoạt động nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ cấp Thành phố theo chương trình bồi dưỡng tiếng Anh của Sở Giáo dục Thành phố là 16 lượt, trong đó đã tốt nghiệp 120 người, nữ 60 người. Mơn tin học có 3 lượt, tốt nghiệp 66 người, nữ 37 người.

Đồng thời công tác đào tạo ở các cơ sở đào tạo, để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi thơng qua làm việc ở các doanh nghiệp các lao động làm việc các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ trong các khu đô thị, các khu du lịch và lao động xuất khẩu đã tiếp thu được những kỹ năng, kỹ thuật và tác phong làm việc cơng nghiệp.

- Chính sách thu hút học sinh vào học ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố

Mặc dù chưa có một trường đại học nào thuộc Thủ đơ quản lý nhưng trên địa bàn Thủ đơ có rất nhiều các trường đại học. Trong đó, Đại học Quốc gia Lào được coi là một trường có uy tín tại Thủ đơ là nơi liên thông giữa các trường trung học - cao đẳng trong trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Để phát triển nguồn nhân lực cao của thủ đô, Thành phố Viêng Chăn đã khuyến khích học sinh vào đào tạo các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn của mình bằng các chế độ học bổng hấp dẫn. Nhờ đó, năm học 2000-2001 có 13.079 sinh viên, đến năm 2004 - 2005 là 22.550 và năm học 2012 - 2013 đã lên tới 30.200 đến học tập ở các cơ trên, trong đó, trên 50% sinh viên là con em ở Thành phố Viêng Chăn [164].

- Bước đầu Thành phố đã có chính sách giáo dục tạo nguồn cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Thành phố đã coi trọng giáo dục năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài,

Thành phố đặt ra kế hoạch:

- Hình thành và phát triển 01 trường Trung học phổ thơng chất lượng cao cấp Quốc gia (ngồi học sinh là người Thành phố Viêng Chăn, thu hút các học sinh giỏi từ các tỉnh trên khắp cả nước về học tập tại trường).

- Nghiên cứu tổ chức các lớp năng khiếu ở các trường Trung học cơ sở (cấp II) để sớm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

- Chú trọng phát triển, mở rộng việc dạy các môn nghệ thuật (kể cả nghệ thuật dân tộc truyền thống) trong các trường học.

- Trong hệ thống các trường đại học, ngồi việc đào tạo chương trình đại học, cịn triển khai đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

- Thành phố đã coi trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong những năm qua, Thành phố đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thông qua mở rộng hợp tác quốc tế, ngành Giáo dục đã tranh thủ được tối đa các nguồn vốn tài trợ quốc tế, như: vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), vốn tổ chức SIDA, UNESCO, để củng cố xây dựng cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là ở vùng nông thôn và một số cơ sở trọng điểm ở các bậc học trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn. Trong thời kỳ 2010 - 2011, dịng vốn đầu tư từ nước ngồi vào Sở Giáo dục Thành phố là 10.553,905 tỷ Kíp, chiếm 51,59% tổng số vốn đầu tư và bằng 12,95% ngân sách chi cho giáo dục Thành phố. Việc tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế, đồng thời đã tạo thêm điều kiện và cơ hội cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và Thành phố Viêng Chăn nói riêng gửi hàng vạn học sinh đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề ở các lĩnh vực then chốt tại các nước tiên tiến, đặc biệt là sang Việt Nam và Liên bang Nga [194].

Có thể thấy rằng đây một trong những chính sách hết sức hợp lý và cần thiết phải có trong điều kiện năng lực đào tạo của địa phương cịn hạn chế. Nhờ đó trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ quản lý nhà nước các cấp của Thành phố không ngừng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w