Bài học rút ra cho Thành phố Viêng Chă n Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ nghiên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 76 - 81)

chủ Nhân dân Lào về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế

Từ phân tích kinh nghiệm kinh nghiệm của các địa phương và một số nước Châu Á đã nêu trên có thể rút ra những bài học sau đây cho Thành phố Viêng Chăn trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải bắt nguồn và gắn liền với quá trình giáo dục - đào tạo.

- Coi trọng giáo dục từ bậc học phổ thông cho đến cho đến đào tạo chuyên môn nghề nghiệp ở bậc đại học. Hàn Quốc là điển hình cho các nước trong khu vực Châu Á về lĩnh vực này. Trong đó, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng nhân tài được bắt đầu từ bước phát hiện - giáo dục ở các trường năng khiếu - gửi đi đào tạo ở những nước mạnh về lĩnh vực chuyên môn mà Hàn Quốc đang cần phát triển.

- Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo tiên tiến là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là bài học rút ra từ phân tích kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Và tỉnh Đồng Nai.

- Cần biết huy động sự đóng góp của các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn và các địa phương gần gũi về vị trí địa lý để đào tạo trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Ở thành phố Đà Nẵng, trường đại học Đà Nẵng và trường đại học Bách Khoa đóng trên địa bàn của địa phương đã cung cấp cho thành phố một số lượng đáng kể lao động có chun mơn cao.

Hai là, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ nhân quả với chính sách phát triển khoa học cơng nghệ và chính sách giáo dục - đào tạo.

Hàn Quốc đã thực hiện chính sách đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ từ các nước phát triển vào các ngành sản xuất, nhờ đó, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đã tăng rất nhanh. Để đáp ứng nhu cầu trên các cơ sở đào tạo của Hàn Quốc đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực này để cung cấp kịp thời cho thị trường lao động. Nguồn nhân lực chất lượng cao được tăng cường đến lượt nó thúc đẩy khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo phát triển...

Thành phố Đà Nẵng đã thành lập Quỹ khoa học - công nghệ, xây dựng và thực hiện Đề án Phát triển khu công nghệ cao gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của Quỹ Khoa học - Công nghệ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 3652/QĐ-

UBND, ngày 19 tháng 05 năm 2009 về việc thành lập Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố, phục vụ việc thực hiện Đề án Phát triển khu cơng nghệ cao. Trong đó, có Đề án số 393 về đào tạo 100 tiến sĩ, thạc sĩ ở các cơ sở đào tạo của nước ngoài, tạo những "hạt giống" để phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.

Tỉnh Đồng Nai triển khai mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học, trọng tâm là các đề tài phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại, như công nghệ thông tin, vật liệu mới, năng lượng mới và các đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Hiện tại, Đồng Nai đang triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Đề án gồm 6 chương trình: đào tạo lao động kỹ thuật cao; đào tạo sau đại học; đào tạo cán bộ nữ; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống chính trị; đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu và tin học, ngoại ngữ, kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt; đào tạo phiên dịch.

Ba là, chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý sẽ tạo động lực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai cho thấy, với cơ chế thơng thống, tơn trọng "chất xám" sẽ tạo động lực cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với cán bộ ở các tổ chức khoa học - công nghệ tỉnh đã sớm chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Các tổ chức này hoạt động trên cơ sở đặt hàng của tỉnh, các ngành, đơn vị sản xuất, kinh doanh, ứng dụng công nghệ. Và đây được coi là phương thức phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có hiệu quả của địa phương. Với cơ chế chuyển đổi này, nguồn nhân lực chất lượng cao được thường xuyên cọ sát với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trưởng thành nhanh hơn.

Việc sử dụng lao động có trình độ cao của Hàn Quốc khơng áp dụng hình thức thuê lao động làm việc đến suốt đời như Nhật Bản. Với cơ chế thị trường, người lao động dễ dàng chuyển tới làm việc cho nhưng công ty trả lương cao hơn, điều kiện lao động tốt hơn. Điều này tạo ra một áp lực cạnh tranh để nâng cao trình độ chun mơn, và đồng thời cũng thúc đẩy sự cạnh tranh giữa chính sách đãi ngộ nhân tài của người sử dụng lao động. Ngoài ra, mức trả lương rất cao tại Hàn Quốc đối với lực lượng lao động có trình độ chun mơn cao là một động lực lớn thu hút nhân tài, khích lệ người lao động nâng cao tình độ. Mức tiền lương của người có trình độ đại học cao gấp 3-4 lần lao động chỉ có trình độ PTTH và mức tiền lương cịn tăng lên nhiều lần tùy theo sự thay đổi của bằng cấp, trình độ chun mơn...

Bốn là, huy động sự đóng góp của tồn xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng Nai đã coi trọng huy động mọi tiềm năng chăm lo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thông qua các tổ chức xã hội, khoa học - kỹ thuật của tỉnh, trong đó Hội Khoa học - kỹ thuật có vai trị rất quan trong trong phát triển nguồn nhân lực khoa học và nhân tài. Đây là tổ chức tự nguyện của những người đang sống, học tập và làm việc tại Đồng Nai, có nguyện vọng góp phần phát triển nguồn nhân lực, nhân tài của tỉnh.

Năm là, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và y tế có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dân số và chất lượng nguồn lực lao động chất lượng cao.

Nhờ chú trọng cơng tác kế hoạch hóa dân số mà Thái Lan trong 25 năm gần đây có tỷ lệ tăng dân số rất thấp. Mặt khác, định hướng chính sách dân số của nước này là nâng cao chất lượng dân số: Tất cả các công dân sinh ra đều được hỗ trợ phát triển ở mọi lứa tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng lực lượng lao động có chất lượng cao. Đồng thời với chính sách dân số Thái Lan

đã hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng, cung cấp các dịch vụ y tế với chất lượng tốt cho mọi người dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 76 - 81)