Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 41 - 45)

Thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển vượt bậc cùng với làn sóng tồn cầu hóa đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử: nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn quá độ từ nền kinh tế dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật là đại cơng nghiệp, cơ khí hóa sang nền kinh tế dựa trên tri thức. Khi tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của mỗi quốc gia đóng vai trị sống cịn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này được thể hiện rõ qua vai trò to lớn của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của mọi quốc gia dưới đây.

* Đối với phát triển bền vững về kinh tế

- Nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với vốn vật chất và vốn con người. Theo kết quả phân tích bởi hàm số sản xuất của các nền kinh tế Đơng Nam Á, thì 60% tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế là do đóng góp của tích lũy, vốn vật chất và vốn con người. Hơn nữa, trong 60% đó, vốn vật chất đóng góp từ 33-49%, cịn lại 51-65% là phần đóng góp của vốn con người (thơng qua chỉ số về trình độ giáo dục) [211].

Hơn nữa, khi nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đầu tư vốn vật chất, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế đều thống nhất rằng, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ tăng cường khả năng sinh lợi của máy móc thiết bị. Hay nói cách khác, nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Trong điều kiện ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện cơ bản để phát triển khoa học - cơng nghệ và kinh tế trí thức. Đặc trưng của nguồn lực

này là không bao giờ cạn kiệt và nếu biết cách sử dụng nó thì nó càng phát triển. Hay nói cách khác nguồn nhân lực chất lượng cao là tài nguyên vô hạn, quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận quan trọng để đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào các ngành sản xuất. Đây chính là tiền để cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đến lượt nó, cơ cấu kinh tế càng tiến bộ càng hiện đại càng địi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả về trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chun mơn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực cũng như phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối sống, đạo đức. Như vậy, quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chuyển dịch cơ cấu kinh theo hướng CNH, HĐH là quan hệ qua lại, thúc đẩy lẫn nhau.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động.

Nghiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vốn nhân lực được nâng lên gắn với giáo dục - đào tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn. Nó đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc gia trên đầu người thông qua nâng cao kỹ năng và khả năng sản xuất của người lao động.

Người có học vấn cao có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít có nguy cơ thất nghiệp. Nghiên cứu của Krueger và Lindahl cho thấy, nếu trình độ học vấn cao hơn thì thu nhập trung bình một năm tăng từ 5-15%. Nghiên cứu của Becker trước đó cũng cơng bố kết quả tương tự nhưng ông nhấn mạnh thêm giữa những người có cùng trình độ, thu nhập trung bình cũng khác nhau tùy thuộc vào giới tính và chủng tộc. Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về mối liên hệ giữa phát triển giáo dục - đào tạo với mức tăng thu nhập bình quân đầu người và mức tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia cho thấy, giáo

dục phổ thơng có vai trị rất quan trọng đối với mức tăng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Thực tiễn từ Uganđa, nơi có nền giáo dục tiểu học kéo dài từ lớp 1 đến lớp 7 cũng khẳng định điều đó. Nếu nơng trại có một cơng nhân có trình độ lớp 4 thì sản lượng của nơng trại sẽ tăng 7%, một cơng nhân có trình độ lớp 7 thì sản lượng nơng trại sẽ tăng 13% so với những nơng trại khơng có ai đi học [206].

Tác động tích cực của trình độ giáo dục lên sản lượng cũng được minh chứng trong hàng loạt các nghiên cứu trắc lượng khác nhau: cứ thêm một năm đi học sẽ làm tăng sản lượng nông trại lên 2% ở Hàn Quốc, 5% ở Malaysia và 3% ở Thái Lan [226]. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho rằng, trình độ giáo dục cao hơn của người nông dân, bên cạnh làm tăng năng suất lao động của chính họ, thì cịn có ảnh hưởng tích cực tới các nơng dân khác xung quanh nhờ hiệu ứng lan truyền của vốn nhân lực.

* Đối với phát triển bền vững xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tìm việc và nâng cao thu nhập cho gia đình và bản thân là nền tảng của ổn định xã hội. Thực tế cho thấy, thất nghiệp cao ở hầu hết các quốc gia là nguyên nhân quan trọng của biểu tình, bạo loạn gây mất ổn định chính trị - xã hội. Mặt khác, nguồn nhân lực chất lượng cao càng phát triển, trình độ văn minh, văn hóa càng cao thì con người sống càng lịch sự, tin tưởng và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn, sống có trách nhiệm hơn với chính bản thân và cộng đồng. Người có trí thức thường cởi mở hơn, quan tâm đến sức khỏe và vì vậy sống khỏe hơn và hạnh phúc hơn. Helliwell và Putnam đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những nước có nền giáo dục tốt, sự tin tưởng lẫn nhau và sự tham gia vào các hoạt động chính trị gia tăng. Người có tri thức thích tham gia vào các hoạt động xã hội và ít phạm pháp hơn. Do vậy, góp phần làm giảm sự chi tiêu lợi tức xã hội như trợ cấp thất nghiệp, chi phí điều trị bệnh, chi phí cho việc đảm

bảo an ninh trật tự… Thực tế cũng cho thấy, nếu cha mẹ có học vấn cao thì con cái cũng ít có nguy cơ thất học và chúng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn.

Tuy nhiên nếu một quốc gia, một địa phương chỉ chú trọng phát triển một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao mà không đồng thời phát triển nguồn nhân lực nói chung lên một cách tương đối thì sẽ gây ra phân tầng xã hội quá chênh lệch. Điều này có thể dẫn đến bất bình đẳng ngày càng cao hơn, có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội. Do vậy, để phát triển xã hội bền vững cần phải phát huy tác động lan tỏa của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với toàn cộng đồng, xã hội.

* Đối với phát triển bền vững về môi trường

Các ngành, các doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ cao sẽ thường xuyên đổi mới công nghệ để giảm mức độ tiêu hao nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Đây là điều kiện để giảm mức khai thác tài nguyên thiên nhiên và mức độ rác thải ra mơi trường. Điều này có tác động kép đối với bảo vệ mơi trường.

Ngày nay, biến đổi khí hậu và những vấn đề về môi trường đang đặt ra yêu cầu phải xây dựng các mơ hình tăng trưởng xanh. Để làm được điều đó, cần phải có những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng được đưa vào thực tiễn, địi hỏi phải có các nhà khoa học, chuyên gia có đủ phẩm chất về trí tuệ, sức khỏe và đạo đức. Do vậy, phát triển nguồn chất lượng cao vừa là yêu cầu vừa là động lực của phát triển bền vững ở phạm vi toàn cầu, quốc gia và ở một địa phương.

Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng, nhân tố đóng vai

trị quyết định cho sự phát triển bền vững của các quốc gia chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không chỉ là nguồn của cải vật chất. Để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường các quốc gia, địa phương cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Thành phố Viêng Chăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w