b. Phân theo thành phần KT
4.1.2. Quan điểm định hướng đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2011
chất lượng cao cho Thành phố Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2020
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đạt hiệu quả, Thành phố Viêng Chăn cần đảm bảo quán triệt được các định hướng quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
Quan điểm này xuất phát từ điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cịn thấp, sự khác nhau về trình độ khoa học - công nghệ, chuyên môn kỹ thuật, quản lý kinh tế của các thành phần kinh tế, giữa các ngành và lĩnh vực, cũng như sự đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố.
Phải đạt mục tiêu phát triển, xây dựng thành công một số cơ sở kỹ thuật để đưa đất nước thoát khỏi các nước kém phát triển và sau 2020 nước Lào từng bước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội lần thứ V của Đảng bộ Thành phố đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tổng quát: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 12,62%/năm, trong đó cơng nghiệp tăng 14%/năm, dịch vụ tăng 13,56%/năm, nơng nghiệp tăng 10,30%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 4.400 USD. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2015 là: Công nghiệp 47%, dịch vụ 37%, nông nghiệp là 16% và dân số khoảng 951.255 người, tăng 3,3% so với năm 2010 [164].
Để đạt được mục tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội trên, Thành phố cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, trong đó nguồn nhân lực có vai trị
quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, so với yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chung, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, thì nguồn nhân lực Thành phố vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là về trình độ chun mơn kỹ thuật và cơ cấu ngành, sự chênh lệch về trình độ giữa các dân tộc. Do đó, trong những năm trước mắt từ nay đến năm 2020, Thành phố cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trong điều kiện nguồn nhân lực chủ yếu đang ở chất lượng thấp mà các điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hạn hẹp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là biện pháp tối ưu, cho phép phát huy tối đa đóng góp của nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế và góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội.
Thứ hai, giáo dục - đào tạo giữ vai trò quyết định trong chiến lược phát triển nguồn lực con người, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Khi nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định nhanh và bền vững của mỗi quốc gia, thì giáo dục - đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng nguồn nhân lực, là nền tảng của chiến lược con người. Thực tiễn đã chứng minh rằng, một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững, sự tiến độ vượt bậc cho mỗi quốc gia là giáo dục - đào tạo, giáo dục - đào tạo đã tham gia một cách trực tiếp và đóng vai trị quyết định trong chiến lược phát triển con người.
Điều này được khẳng định trong thực tiễn của thế giới điển hình như, Nhật Bản là một nước không giàu tài nguyên, nhưng đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới. Trong những nhân tố làm nên sự thần kỳ của Nhật Bản, đó là nền giáo dục - đào tạo đạt tới trình độ cao, nguồn nhân lực được giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng liên tục. Vai trò quan trọng nhất của giáo dục- đào tạo là ở chỗ nó phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực nhất là
nguồn lực chất lượng cao trên một bình diện xã hội rộng lớn và đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của con người, từ đó tạo nguồn trực tiếp về mặt chủ thể cho quá trình này.
Trong những năm vừa qua, việc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục - đào tạo đã được sự quan tâm của Đảng và nhà nước Lào. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã cho rằng, tích cực cải cách hệ thống giáo dục quốc gia, củng cố nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục phải được coi là quốc sách hàng đầu để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Cùng với sự nhận thức đúng vị trí và vai trị của giáo dục - đào tạo, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải tìm ra cách thức để đổi mới triệt để giáo dục - đào tạo theo hướng hiện đại, làm cho giáo dục - đào tạo đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, thì nó mới thực sự đảm nhiệm được vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập với thế giới.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định để hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế trí thức ở thành phố Viêng Chăn,CHDCND Lào.
Gia nhập vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra cơ hội thúc đẩy nhanh sự phát triển lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại. Khi mà đã hội nhập đầy đủ và toàn diện vào nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội về thương mại, đầu tư, thị trường xuất khẩu, khả năng tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên... dòng lưu chuyển vốn đầu tư, lao động, công nghệ, dịch vụ được mở rộng, tạo cơ hội cho các nước thành viên thu hút thêm vốn, lao động có chất lượng, cơng nghệ tiên tiến để phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, phát triển nhanh và bền vững.
Hội nhập kinh tế quốc tế mà trước hết và phát triển nhanh nhất hiện nay là tự do hóa thương mại thơng qua các định chế thương mại tiểu vùng, khu vực và tồn cầu. Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào đang chủ động hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, ngoài việc tham gia các tổ chức kinh tế khu vực ASEAN, là thành viên trong tổ chức khu vực tự do thương mại của khối (AFTA), vào tổ chức Diễn đàn kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, hiện nay nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào đang tích cực chủ động để trở thành thành viên của WTO.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức. "Bất cứ một sự bất ổn nào trong thị trường tài chính, lao động, thương mại thế giới cũng có sự lan tỏa ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế, đặc biệt là khu vực Châu Á nói chung và các nước ASEAN nói riêng, vì thế cũng có nhiều biến động, chứa đựng nhiều rủi ro". Nằm trong xu thế này, nếu nước nào không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý... thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt hơn trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi.
Việc Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào sẽ gia nhập WTO là phải sẵn sàng đối mặt với cạnh tranh về thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, lao động, công nghệ với các nước đang phát triển, nhất là các nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển hiện đại. Khi hội nhập cạnh tranh quốc tế trong phát triển các sản phẩm trong nước cả về chất lượng, tiêu chuẩn, dịch vụ sẽ tăng lên và được giám sát nghiêm ngặt hơn. Trong khi đó, trình độ của hầu hết các cơ sở kinh tế của Lào cịn thấp, sản phẩm có chất lượng kém và giá thành cao. Năng lực hội nhập của nhiều chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; sức cạnh tranh của các sản phẩm thấp. Nếu khơng có phương hướng và giải pháp đúng đắn, có hiệu quả thì nước Lào khó vượt qua được những thách thức trong bối cảnh mới của quốc tế.
Như vậy, con đường tốt nhất là cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước, trong đó có Thành phố Viêng Chăn. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp quản lý tiên tiến của thế giới để nâng cao khả năng về tay nghề, năng lực quản lý và tác phong làm việc hiện đại. Cho nên, cần phải nỗ lực không ngừng để cải thiện lực lượng lao động của Thành phố. Đó là việc tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới chương trình nội dung, phương pháp đào tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Mặt khác, bước vào thế kỷ XXI, khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển và ngày càng mang tính quốc tế cao. Sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ đã tạo cơ sở cho sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của những ngành công nghệ cao, nhiều công nghệ mới xuất hiện với tốc độ khá nhanh với tư cách là nền tảng cho một hệ thống công nghệ mới, như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ bảo vệ môi trường, công nghệ vật liệu tiên tiến - nano, công nghệ quản lý... Hệ thống các cơng nghệ mới này là nịng cốt của lực lượng sản xuất mới, tạo ra những ưu việt quan trọng của sản xuất, như nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh đó, cạnh tranh kinh tế ngày càng trở nên gay gắt, muốn đứng vững và phát triển từng quốc gia, các doanh nghiệp cần phải chủ động triển khai các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động đi vào kinh tế tri thức. Trong kinh tế tri thức: Tri thức là động lực cơ bản cho việc gia tăng năng suất lao động và cạnh tranh tồn cầu, nó là yếu tố quyết định trong quá trình phát minh, sáng kiến và tạo ra của cải xã hội.
Như vậy, để hình thành và phát triển nền kinh tế trí thức với tư cách là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả trí thức cho phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho trí thức tồn cầu, cũng như làm chủ và sáng tạo trí thức cho những nhu cầu của riêng mình, cần phải có nguồn nhân lực trình độ
cao, là một chủ thể quan trọng. Đó là cơng nhân trí thức, đội ngũ trí thức, các nhà quản lý điều hành, là những người biết tự đào tạo, ln tiếp thu trí thức mới, có năng lực sáng tạo mới để thích nghi và làm chủ được kinh tế trí thức, trong đó, cơng nhân trí thức được coi là bộ phận xã hội có tầm quan trọng hàng đầu trong lực lượng sản xuất hiện đại.
Muốn vậy, cần phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng bằng cách cải cách triệt để nền giáo dục, theo chuẩn mực quốc tế, nhằm đào tạo những con người năng động sáng tạo. Cải cách triệt để nền giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố chủ yếu chi phối đối với năng lực sáng tạo và trình độ của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, phải thực sự coi nguồn nhân lực là vốn lớn nhất, quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ đã làm cho trí thức trở thành nguồn lực quan trọng nhất. Trí tuệ và năng lực sáng tạo chính là nguồn tài sản lớn nhất và quan trọng nhất, cùng với khoa học - công nghệ, vốn, tài nguyên thiên nhiên, thì chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững. Mặc dù, con người phải dựa vào các điều kiện vật chất đó mới có thể phát huy được vai trò quyết định cho sự phát triển, nhưng trong tương tác giữa các yếu tố đó, nguồn nhân lực ln có vai trị nổi trội hơn so với các yếu tố vật chất.
Vì vậy, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, cần phải gắn chặt với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, để làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố Viêng Chăn, cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Trong đó, nguồn nhân lực chất lượng cao phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và
cơ cấu trong mọi lĩnh vực.
Cần phải coi rằng, nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là tài sản lớn nhất của Thành phố Viêng Chăn nói riêng và Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung, chứ khơng phải là vốn (tiền), hay máy móc hiện đại, nó chính là con người cùng với tiềm năng trí tuệ mà họ đang sở hữu. Có như vậy, việc khai thác và phát huy nhân tố con người cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Viêng Chăn mới đạt được mục tiêu đề ra.
Để cho kinh tế - xã hội Thành phố phát triển nhanh và bền vững, chính quyền Thành phố cần phải chỉ đạo mở rộng quy mơ và nâng cao chất lượng tồn diện trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, thể thao, để nâng cao chất lượng tồn diện của nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao.