Vai trò dự án với phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 132)

IV. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm V−ờn Quốc Gia Ba Vì

1 Dân tộc M − ờng (n=90) 3.480 282 884

4.3.8.1. Vai trò dự án với phát triển kinh tế hộ

Các dự án ở VQG luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn và phát triển. Theo các chuyên gia của WWF “dự án là một công cụ bảo tồn cần thiết” trong bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt khi sức ép của con ng−ời với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng. Các dự án đã làm giảm những mối đe doạ với bảo tồn ở mức độ cộng đồng, nơi con ng−ời sống dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần cho cuộc sống của họ. Trải qua hoạt động hiện tr−ờng, các chuyên gia bảo tồn khẳng định rằng các dự án dù từ cấp quốc gia đến cấp VQG đều “đóng vai trò làm công cụ tạo ra các nguồn thu nhập và cải thiện chất l−ợng đời sống của ng−ời dân nông thôn thông qua quản lý bền vững tài nguyên” [23].

Các nhân tố kinh tế bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các dự án có đạt đ−ợc các mục tiêu của mình hay không vì 3 lý do sau đây: (i) ng−ời dân địa ph−ơng dựa vào tài nguyên thiên nhiên để sinh sống; (ii) nhu cầu thị tr−ờng từ bên ngoài luôn mong muốn đ−ợc tiếp cận với các tài nguyên thiên nhiên; (iii) các thể chế chính sách th−ờng tạo ra các ch−ớng ngại cho công tác bảo tồn. Nông nghiệp, nông lâm nghiệp bền vững và một số các cơ sở kinh doanh trên quan điểm bảo tồn,

bao gồm cả du lịch sinh thái, khai thác các loại gỗ và lâm sản phi gỗ có chọn lọc, tất cả đều có tiềm năng đem lại lợi nhuận về kinh tế cho các hộ nông dân và giúp đạt đ−ợc mục tiêu bảo tồn. Luận điểm này cho thấy mối quan hệ giữa các dự án và công tác bảo tồn với đời sống nhân dân vùng đệm ở VQG có mối t−ơng quan với nhau, chúng hỗ trợ nhau phát triển.

Với lợi thế địa kinh tế và địa chính trị vùng đệm VQG Ba Vì đ−ợc sự quan tâm của Chính phủ, chính quyền địa ph−ơng và VQG thông qua một số dự án nh−:

- Dự án đầu t−: “Phát triển kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp trong vùng đệm VQG Ba Vì” cho giai đoạn 1992 - 1996 với ngân sách đ−ợc duyệt 3,65 tỷ với mục tiêu tái định c− 85 hộ ng−ời Dao từ độ cao 400m (vùng phục hồi sinh thái) ra vùng đệm. Dự án đã kết thúc vào năm 1993.

- Năm 1998, Bộ NN & PTNT phê duyệt dự án “Dự án hệ thống nông nghiệp” hay th−ờng gọi là dự án NLKH thực hiện ở thôn Yên Sơn xã Ba Vì.

Ngoài ra một số dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ đã thực hiện trong vùng đệm, bao gồm:

- Dự án Phát triển cộng đồng tiến hành ở xã Ba Vì của tổ chức AREA nhằm phát triển nông nghiệp, cây thuốc và chế biến thực phẩm.

- Dự án của tổ chức Quaker phát triển cây thuốc ở xã Ba Vì.

- Viện Kinh tế sinh thái thực hiện dự án “Làng sinh thái “ ở xã Ba Vì, Ba Trạị - Dự án lâm nghiệp cộng đồng của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thông qua Hội Khoa học và Kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra còn có một số dự án nhỏ của các cơ quan nghiên cứu ứng dụng hoặc của các Viện nghiên cứu, tr−ờng học mang tính thử nghiệm.

Cho đến hiện nay chỉ còn một vài dự án đầu t− nhỏ đang thực hiện ở vùng đệm VQG Ba Vì, còn lại đã kết thúc. Nhìn chung các dự án đã trợ giúp về kỹ thuật, vốn tín dụng - tiết kiệm hoặc chuyển giao công nghệ cho các hộ gia đình trong vùng đệm, nhất là các hộ dân tộc nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới rất bổ ích. Nhờ đó mà cuộc sống ng−ời dân đ−ợc cải thiện, có điều kiện xây sửa nhà ở, mua đồ dụng hiện đại nâng cao đời sống vật chất và tinh thần phát triển kinh tế hộ gia đình dân tộc.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)