IV. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm V−ờn Quốc Gia Ba Vì
4.2.4.1. Tổng thu từ nông nghiệp
Nếu xét theo cơ cấu dân tộc qua bảng 4.12 cho thấy thu nhập bình quân một hộ dân tộc M−ờng đạt 11.138.970 đ/hộ, trong đó cao nhất là thu từ nông nghiệp chiếm 52,49%. Trong cơ cấu các nguồn thu từ nông nghiệp, thu từ chăn nuôi chiếm 53,39%, trồng trọt chiếm 46,61%. Trong tổng các nguồn thu từ nông nghiệp của ng−ời M−ờng bao gồm lúa gạo, ngô, sắn, đót, chè, d−ợc liệu, nhãn, vải, lợn, gà, vịt, trâu, bò, dê thì thu nhập từ chăn nuôi lợn đạt cao nhất 36,28%, tiếp theo lúa 12,67%, sắn 12,65%, Thu nhập bình quân một hộ dân tộc Dao đạt 11.346.287 đ/hộ, chiếm 33,44%. Trong đó cao nhất thu từ chăn nuôi lợn 25,35%, trồng sắn 25,15%, cây thuốc 20,74%,... Đây là 3 nguồn thu chính của đồng bào Daọ Trong đó thu nhập từ sắn và thuốc nam trở thành nguồn thu chủ lực và quan trọng trong các nguồn sinh kế vì các nguồn thu này chiếm tỷ trọng ngày càng caọ
Với 42,4% cơ cấu các nguồn thu nhập, thu nhập nông nghiệp, chủ yếu là chăn nuôi, lúa, sắn, cây thuốc đóng góp nhiều nhất vào tổng thu của hộ dân tộc. Các
nguồn thu này rất ổn định, đa dạng và có thể đem lại thu nhập cho nông hộ ngay trong năm sản xuất. Vì vậy nông hộ có tiền để tiếp tục tái đầu t− sản xuất, thực hiện thâm canh tăng năng suất và tích luỹ nguồn vốn.
Xét theo phân loại hộ thì thu nhập nông nghiệp hộ khá chiếm 42,6%, hộ trung bình chiếm 41,65%, hộ nghèo chiếm 52,9%. Trong đó các ngành sản xuất đem lại nhiều nguồn thu cho gia đình nhất là chăn nuôi 48,79%, trồng cây công nghiệp ngắn ngày cho thu nhập nhanh là sắn, đót, chè 22,85% và cây l−ơng thực 18,27%.
Tổng thu của hộ khá ng−ời dân tộc thiểu số có chiều h−ớng giảm với sản phẩm trồng trọt nông nghiệp nh−ng lại tăng lên nhờ chăn nuôị Qua tính toán cho biết nguồn thu chăn nuôi chiếm đến gần 1/2 thu nhập nông nghiệp và 1/5 tổng các nguồn thu của hộ.
Xét theo h−ớng sản xuất:Nếu xét thực trạng tổng thu của hộ gia đình theo định h−ớng sản xuất một lần nữa cho thấy thu từ nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của cộng đồng (46,7%). Nh−ng nếu so sánh giữa các nhóm hộ với nhau cho thấy thu nhập từ trồng trọt có giảm mạnh đối với nhóm hộ nông lâm+phi nông nghiệp (38,2%) và nông nghiệp+dịch vụ (44,59%). Mặc dù tỷ trọng này nhìn chung còn cao so với h−ớng sản xuất chính của hộ nh−ng đã có chiều h−ớng giảm so với nhóm hộ thuần nông nghiệp (60,05%) và nông lâm nghiệp (49,36%). Trong các hộ định h−ớng sản xuất nông lâm nghiệp nguồn thu từ cây ăn quả, cây công nghiệp ch−a đóng góp nhiều vào cơ cấu tổng thu của hộ mà mới tồn tại ở dạng tiềm năng khi chiếm khoảng 10,07% trong tổng thu nông nghiệp.
Các hộ dân tộc M−ờng và Dao theo định h−ớng sản xuất có thu nhiều nhất từ trồng lúa, ngô, sắn, đót, cây thuốc, chăn nuôị Điều này chứng tỏ các hộ dân tộc khi lựa chọn ph−ơng thức kiếm sống chính cho mình họ biết phát huy điểm mạnh của họ là trồng trọt và chăn nuôi dựa trên sức lao động và nguồn nhân công lao động dồi dàọ
Kết luận: - Nổi bật nhất trong các nguồn kiếm sống của hộ dân tộc thiểu số cho thu nhập nhiều là chăn nuôi lợn (lợn giống + lợn thịt), cây sắn, cây thuốc và cả trồng lúa n−ớc. Trong đó ổn định hơn cả là cây sắn và cây thuốc.
nhãn, vải, chè đang đ−ợc mở rộng diện tích canh tác và hứa hẹn nhiều tiềm năng.