Để có thể hiểu đ−ợc phần nào tình trạng hiện nay của các vùng đệm, ta thử xem lại lịch sử thành lập V−ờn quốc giạ Các V−ờn quốc gia ở n−ớc ta đ−ợc chọn để thành lập tại những vùng mà thiên nhiên ở đó ch−a bị tàn phá nhiều và phần đất đó tr−ớc đây thuộc nhiều xã của vài ba huyện nằm trọn trong một hay nhiều tỉnh. Cũng có V−ờn quốc gia, ngoài ranh giới tiếp giáp với các xã còn có phần ranh giới tiếp giáp với một hay hai Xí nghiệp Lâm nghiệp Nhà n−ớc. Có V−ờn quốc gia lại có phần ranh giới là biên giới của n−ớc ta và các n−ớc lân cận nh− Lào hay Campuchia, hay có V−ờn quốc gia lại tiếp giáp với biển cả nh− VQG Cát Bà, VQG Côn Đảo, Khu bảo tồn Xuân Thuỷ. Xung quanh các V−ờn quốc gia th−ờng có nhiều dân c− sinh sống đã từ lâu đời hay mới di c− đến và đa số là dân nghèo, trình độ dân trí thấp, ít nhiều sống dựa vào các sản phẩm của rừng hoặc các hệ sinh thái có liên quan. Mức độ phức tạp của vấn đề vùng đệm thuộc từng V−ờn quốc gia thay đổi tuỳ theo tình trạng cụ thể về dân c− và kinh tế - xã hội ở xung quanh V−ờn quốc gia đó.
Điều khó khăn nhất gặp phải trong việc quản lý vùng đệm là số dân sinh sống ở phía ngoài, sát với V−ờn quốc gia, thậm chí cả bên trong đã tạo sức ép nặng nề lên V−ờn quốc giạ Họ phát n−ơng làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi, thu l−ợm các sản phẩm của rừng và do đó ảnh h−ởng lớn đến công tác bảo vệ. Nguyên nhân chính của mất rừng là đói nghèo và dân số tăng nhanh. Theo Võ Quý (1998) rừng và tài nguyên rừng là “bát cơm manh áo” của ng−ời nghèọ Cấm ng−ời nghèo không đ−ợc lấy “bát cơm” tr−ớc mắt họ là không thể đ−ợc, và thậm chí không cho phép về ph−ơng diện nhân đạọ Con đ−ờng hợp lẽ nhất cho công tác bảo vệ ở đây là tìm cách thay thế “bát cơm đó” bằng “bát cơm” khác cho những ng−ời nghèo [35], [12].
Kinh nghiệm chứng tỏ rằng trong những tr−ờng hợp t−ơng tự, thì công tác bảo vệ theo pháp luật là khó thành công. Đ−ờng ranh giới có biển báo, trạm gác, bắt bớ, tịch thu, giáo dục cũng không thể ngăn cấm họ xâm phạm V−ờn quốc gia và nếu không có biện pháp thích hợp để ngăn chặn kịp thời thì chẳng bao lâu V−ờn quốc gia sẽ bị xuống cấp. Phải có hệ thống tổ chức mới và cách giải quyết mới, nhằm thoả
mãn đ−ợc nhu cầu tr−ớc mắt của nhân dân mà không gây nguy hại đến mục tiêu lâu dài của V−ờn quốc gia mới có thể cứu thoát sự suy thoái của các khu nàỵ Kinh nghiệm cho thấy rằng hợp tác với nhân dân địa ph−ơng và chấp nhận những yêu cầu cấp bách của họ là biện pháp bảo vệ có hiệu quả hơn là chỉ có biện pháp hàng rào, ngăn cấm, tuần tra và xử phạt. Tức là các V−ờn quốc gia phải làm thế nào để tạo cho họ một nguồn thu nhập ổn định t−ơng đối lâu dàị
Do ch−a có chính sách rõ ràng về vùng đệm, không có quy định và h−ớng dẫn cụ thể về quản lý vùng đệm, cho dù ở một V−ờn quốc gia đã xây dựng vùng đệm, nh−ng các ban quản lý V−ờn quốc gia đó và cả các cấp chính quyền liên quan đến vùng đệm vẫn gặp phải một số khó khăn đã trong khi tổ chức và quản lý vùng đệm:
- Vùng đệm thuộc quyền quản lý của chính quyền địa ph−ơng (xã, huyện, tỉnh), nh−ng th−ờng chính quyền địa ph−ơng ít quan tâm đến V−ờn quốc gia vì họ không hiểu rõ tầm quan trọng của V−ờn quốc gia đối với địa ph−ơng họ; họ không đ−ợc lợi gì mà còn bị mất đi một số quyền lợi vì họ không còn đ−ợc quản lý khu vực đó nh− tr−ớc; không hiểu ý nghĩa của vùng đệm đối với V−ờn quốc gia [40].
- Nhân dân địa ph−ơng, đa số là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí thấp, họ cho rằng việc thành lập V−ờn quốc gia không đem lại lợi ích gì cho họ, mà họ chỉ bị thiệt vì không đ−ợc tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên nh− tr−ớc. Trong lúc đó, có một số V−ờn quốc gia do tổ chức du lịch, có dự án, lấy thêm nhân viên cho V−ờn quốc gia mà ng−ời dân địa ph−ơng không đ−ợc −u tiên tham gia và cũng không đ−ợc chia sẻ mối lợi có đ−ợc từ V−ờn quốc giạ
- Việc ngăn chặn sự xâm phạm tài nguyên thiên nhiên thuộc V−ờn quốc gia từ dân vùng đệm và cả dân ngoài vùng đệm không có cơ quan chỉ đạo thống nhất. Tại một địa ph−ơng có thể có nhiều cơ quan cùng làm việc đó, nh− kiểm lâm huyện, nhân viên bảo vệ của V−ờn quốc gia, công an, chính quyền xã địa ph−ơng,... Các cơ quan này mạnh ai nấy làm, nhiều khi tạo nên mâu thuẫn, khó giải quyết [60].
- Chính quyền tỉnh, trung −ơng và các bộ, ngành có liên quan nh− Bộ NN & PTNT, Bộ TN&MT có quan niệm đúng đắn về vùng đệm của các Khu bảo tồn và V−ờn quốc gia, ch−a chỉ đạo, h−ớng dẫn chính quyền địa ph−ơng cách quản lý vùng đệm, khác với cách quản lý các vùng khác nh− thế nào ? có những điểm gì cần l−u ý?
- Các ch−ơng trình Nhà n−ớc nh− Ch−ơng trình 327/556, Ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo, Ch−ơng trình tín dụng và nhiều ch−ơng trình của các tổ chức ngoài Chính phủ (NGOs) thực hiện ở các xã thuộc vùng đệm cũng ch−a chú ý nhiều đến vai trò của vùng đệm đối với VQG và mục tiêu bảo tồn.
Để có thể bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các VQG nói riêng “ cần phải dành −u tiên cho các dự án hỗ trợ dân chúng các vùng đệm, áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, nâng cấp hạ tầng cơ sở, cải thiện đời sống xã hội, nhằm mục đích đảm bảo thu nhập ổn định cho nhân dân, nhờ đó ngăn chặn việc tiếp tục xâm lấn vào các khu bảo tồn” (Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học, 1995) [12].