Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 33)

Khu bảo tồn Kẻ Gỗ có diện tích 28.000 ha với số dân hơn 53.000 ng−ời, phần lớn là nông dân nghèọ Trong những lúc nông nhàn, nhiều ng−ời ở các xã vùng đệm và các xã khác trong vùng th−ờng hay vào rừng Kẻ Gỗ khai thác gỗ, lá nón, song, mây hay săn bắt động vật. Để tự nuôi sống nhiều ng−ời buộc phải vào rừng kiếm thêm các lâm sản, bán lấy tiền mua gạọ Nh−ng nếu công việc này cứ tiếp diễn thì rừng sẽ lùi dần, để lại phía sau là đồi núi trọc, trơ sỏi đá. Diễn biến mất rừng ở đây chủ yếu là do kết quả khai thác gỗ, củi (thu cả cành, lá và đào cả gốc). Tiếp theo là chăn thả trâu bò, dê... theo kiểu nuôi tận dụng, quảng canh, đốt đồi cây bụi vào mùa khô để cỏ mọc.

Để động viên nhân dân tự nguyện bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động vật, Khu BTTN Kẻ Gỗ đã tìm các biện pháp phù hợp để nâng cao chất l−ợng cuộc sống kinh tế, văn hoá bằng cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đ−ợc rừng và thiên nhiên trong vùng thông qua các dự án vùng đệm, tiêu biểu là dự án của Tổ chức Oro Verde - Cộng hoà liên bang Đức thực hiện từ năm 1993.

Thực hiện dự án, khu bảo tồn đã công tác chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa ph−ơng, thảo luận với họ để họ tự quyết định mọi công việc, chọn công việc −u tiên và họ tham gia vào mọi khâu thực hiện. Bằng cách lấy ý kiến của dân, dự án đã đề xuất một số hành động cụ thể nhằm giúp nhân dân địa ph−ơng nâng cao mức sống và giảm dần việc khai thác các tài nguyên rừng một cách bừa bãi bằng cách nâng cao nhận thức của họ về tác dụng của rừng đối với cuộc sống của họ, giới thiệu cho họ một số kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nông lâm kết hợp, v−ờn cây ăn quả, v−ờn rừng, trồng cây rừng để họ tự lựa chọn.

Thể theo ý kiến của cộng đồng, dự án đã hỗ trợ nhân dân địa ph−ơng tăng năng suất lúa bằng giống mới phù hợp với địa ph−ơng, thực hiện hệ thống nông lâm kết hợp, tổ chức trồng cây ăn quả với các giống đã đ−ợc tuyển trọn (b−ởi, cam, quýt, hồng ), nuôi ong, xây dựng thuỷ điện nhỏ cho gia đình, xây dựng tr−ờng học, tổ chức quỹ tín dụng cho phụ nữ,... Khu bảo tồn đã huấn luyện nhân dân cách xây dựng và quản lý vùng đệm và tìm cách để chứng minh cho họ thấy rằng họ có khả năng sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở đó và tự nguyện giảm bớt sức ép lên rừng. Sau 3 năm thực hiện dự án, nhân dân đã nhận thức đ−ợc rằng rừng đem lại lợi ích thiết thực cho họ: rừng đã cung cấp n−ớc cho nhân dân xã để nuôi cá, sản xuất điện, tăng năng suất lúa, hoa rừng cho ong mật và họ đã tự nguyện tổ chức việc quản lý rừng. Nhiều v−ờn cây ăn quả của gia đình đã đ−ợc cải tạo và bắt đầu thu lợị Không còn cảnh th−ờng xuyên có hàng đoàn ng−ời lũ l−ợt vào rừng chặt gỗ, săn bắt động vật rừng nh− tr−ớc nữạ

Sau khi ng−ời dân đã nhận thức đ−ợc việc bảo vệ rừng là quan trọng đối với cuộc sống của họ, họ đã đề nghị đ−ợc có một khu rừng riêng để họ có quyền chủ động bảo vệ và đồng thời bảo vệ cả đa dạng sinh học trong đó.

đ−ợc rằng bảo vệ rừng là có lợi cho bản thân họ. Việc khai thác bừa bãi gỗ và các tài nguyên thuộc Khu bảo tồn Kẻ Gỗ đã giảm đi rất nhiều, nhân dân đã tự nguyện phá bỏ hàng trăm chiếc thuyền nan mà tr−ớc đây họ dùng để vào rừng chặt trộm gỗ, đốt than. Với sự hỗ trợ của dự án, nhân dân cả 7 xã đã có đủ lúa ăn, họ đã xây dựng hàng ngàn v−ờn cây ăn quả với giống tốt, đẩy mạnh chăn nuôi, nhất là nuôi lợn, trồng cây rừng làm bếp tiết kiệm. Hiện nay sau khi kết thúc dự án, một số xã đang tham gia thực hiện dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm ngoài gỗ của rừng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 33)