Tiết kiệm bình quân của 1 hộ dân tộc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 100)

IV. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm V−ờn Quốc Gia Ba Vì

4.2.6.1.Tiết kiệm bình quân của 1 hộ dân tộc

4.2.6.1.1. Theo cơ cấu dân tộc

Từ kết quả tính toán có một số nhận xét sau:

- Tiết kiệm bình quân 1 hộ dân tộc ở 3 cộng đồng nghiên cứu là 1.100.659 đ/hộ, trong đó phân tích theo các tiêu chí cho biết: (i) tiết kiệm ở 1 hộ dân tộc M−ờng là 1.003.601 đ/hộ; (ii) tiết kiệm 1 hộ Dao là 937.565 đ/hộ; (iii) tiết kiệm 1 hộ Kinh là 1.718.020 đ/hộ.

- Các hộ dân tộc M−ờng có l−ợng tiền tiết kiệm cao là kết quả thu đ−ợc từ các hoạt động phi nông nghiệp nh− đi làm thuê, buôn bán hàng hoá dịch vụ, đầu t− chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho năng suất, sản l−ợng năm sau cao hơn năm tr−ớc. Họ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hộ thông qua các nguồn lực hiện có.

- Hộ dân tộc Dao có tổng thu cao nh−ng họ lại chi tiêu quá nhiều cho đời sống vì vậy tiết kiệm của hộ ch−a t−ơng xứng với những gì đã đạt đ−ợc. Qua kết quả cho thấy phát triển kinh tế của họ ch−a thật sự vững mạnh và phong phú, tập trung vào một số nguồn thu chủ yếu canh tác trên đất đồi nh− trồng sắn, đót, cây thuốc, măng trẹ Họ cần tập trung hơn nữa và phát huy thế mạnh qua lợi thế so sánh của hộ và cộng đồng.

4.2.6.1.2. Theo phân loại kinh tế hộ

Qua bảng 4.14 có một số nhận xét sau:

- Tính bình quân tính cho 1 hộ khá có mức tiết kiệm 1.276.912 đ/hộ, hộ nghèo không tiết kiệm đ−ợc đồng nào mà lại còn mất cân đối thu chi -446.894 đ/hộ.

- Hộ trung bình có mức tiết kiệm t−ơng đối cao cho thấy họ có sức mạnh kinh tế tiềm ẩn để có thể phát triển kinh tế hộ lâu dài và ổn định trong t−ơng laị

- Hộ nghèo vẫn cứ hoàn nghèo cho dù thu nhập đã tăng lên (6.707.962 đ/hộ). Họ cần phải xoá đói giảm nghèo theo h−ớng bền vững về mọi mặt mới có thể sớm thoát nghèọ

4.2.6.1.3. Theo h−ớng sản xuất

- Số tiền tiết kiệm bình quân 1 hộ theo định h−ớng sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 64.196 đ/hộ; hộ nông lâm nghiệp đạt 356.978 đ/hộ; hộ nông lâm+phi nông

nghiệp đạt 2.250.594 đ/hộ; hộ nông nghiệp+dịch vụ đạt 1.808.703 đ/hộ.

- Có sự phân biệt giữa 2 nhóm hộ có xu h−ớng sản xuất nông nghiệp và nhóm hộ nông nghiệp có xu h−ớng tìm thu nhập thêm từ bên ngoài: nhóm hộ nông nghiệp và nông lâm nghiệp với nhóm hộ nông lâm nghiệp+dịch vụ và nông nghiệp dịch vụ. Điều này khẳng định rằng sống phụ thuộc vào đồng ruộng và đất rừng ch−a đem lại nhiều nguồn thu cho ng−ời dân mà nguồn sinh kế ngày càng đem lại nhiều thu nhập cho đồng bào dân tộc là h−ớng các hoạt động ra bên ngoài sản xuất nông lâm nghiệp.

Bảng 4.14: Tiết kiệm bình quân 1 hộ dân tộc ở vùng đệm

ĐVT: nghìn đồng

STT Nội dung Tổng nguồn thu/hộ Tổng chi phí/hộ Tổng chi tiêu /hộ Tiết kiệm/hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 100)