Chi phí cho các hoạt động dịch vụ và phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 87)

IV. Thực trạng sản xuất và thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm V−ờn Quốc Gia Ba Vì

4.2.3.3.Chi phí cho các hoạt động dịch vụ và phi nông nghiệp

Hoạt động dịch vụ của cộng đồng dân tộc thiểu số vùng đệm VQG Ba Vì bao gồm các hoạt động bán hàng, đi làm thuê, làm thêm, thợ nề, thợ mộc, cắt tóc, xe ôm, sửa chữa cơ khí+điện dân dụng, chụp ảnh trong khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên, khu du lịch sinh thái Thác Đa, khu nhà v−ờn Nửa Vầng Trăng.

Theo cơ cấu dân tộc: Hoạt động dịch vụ và phi nông nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân vùng đệm. Ba Vì là mảnh đất có rất nhiều điểm danh lam thắng cảnh, khu vui chơi giải trí và khu du lịch sinh thái nổi tiếng hàng năm thu hút rất nhiều du khách. Vì vậy đã thu hút và giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó chi phí của hộ cũng tăng lên. Kết quả tính toán tại bảng 4.11 cho biết bình quân một hộ trong cộng đồng đầu t− 1.016.378 đ/hộ cho các hoạt động dịch vụ và phi nông nghiệp, t−ơng ứng với 28,9%. Trong đó ng−ời

Kinh do nhạy bén, năng động hơn có chi phí đầu t− cao nhất 35%. Trong toàn bộ các hoạt động thì thợ nề, thợ mộc có tỷ trọng chi phí cao nhất trong tổng vốn đầu t− với 43,96%.

Theo phân loại kinh tế hộ: Đối với hoạt động dịch vụ 63 hộ khá đạt bình quân 1.468.810 đ/hộ, t−ơng đ−ơng 28,5% tổng chi phí đầu t−; với 62 hộ trung bình đạt bình quân 1.131.694 đ/hộ, t−ơng đ−ơng 30,9% tổng chi phí đầu t−; còn với 55 hộ nghèo đạt 368.145 đ/hộ, t−ơng đ−ơng 19,38% tổng chi phí đầu t−. Bình quân một hộ đạt 1.122.607 đ/hộ, t−ơng đ−ơng với 27,88% tổng cơ cấu nguồn vốn đầu t−.

Theo h−ớng sản xuất: Đối với hoạt động đầu t− dịch vụ, nhóm nông nghiệp+dịch vụ tỏ rõ sự v−ợt trội so với các nhóm định h−ớng khác khi họ đầu t− 46,39% tổng chi phí vào lĩnh vực dịch vụ. Đầu t− cho các hoạt động dịch vụ của nhóm nông nghiệp+dịch vụ t−ơng đối cao nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của cộng đồng. Còn nhóm nông lâm nghiệp+phi nông nghiệp có xu h−ớng dần rời xa các hoạt động chân tay nặng nhọc của sản xuất nông lâm nghiệp để đầu t− vào các hoạt động phi nông nghiệp với 37,78%. Đầu t− thấp nhất trong hoạt động dịch vụ+phi nông nghiệp là nhóm nông lâm nghiệp với 5,74%. Đây là nhóm mà các hoạt động trồng lúa, trồng rừng, canh tác n−ơng rãy đã ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của họ và khó có thể thay đổi trong một sớm một chiềụ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia ba vì hà tây (Trang 87)