Qua đó ta có thể thấy rằng, với phương pháp lãi đơn, số lãi khách hàng phải trả sẽ được tính dựa trên số tiền thực tế khách hàng sử dụng, khơng có yếu tố lãi sinh lãi hay mức lãi suất cơng bố chính là lãi suất thực khách hàng phải trả cho ngân hàng. Bên cạnh đó, khi khách hàng thực hiện thanh tốn định kỳ với kỳ hạn càng nhỏ thì số tiền lãi khách hàng cần thanh tốn càng thấp. Đây cũng là một ưu điểm của phương pháp này.
18
b. Phương pháp lãi suất kép
Những hợp đồng tài chính có nhiều kỳ tính lãi mà lãi phát sinh của kỳ trước được gộp chung vào với gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo, phương pháp tính lãi như vậy được gọi là lãi suất kép, hay lãi sinh ra lãi. Công thức tổng quát của lãi suất kép là:
, J^∖n-t Pt = P0 (1 + J
' n∙'
Trong đó: P0 - Số tiền gốc vay
n - Số lần tính lãi trong một năm r - Mức lãi suất %/năm
Pt - Giá trị gốc và lãi khi đến hạn t - Thời hạn hợp đồng tính theo năm
Ví dụ, khách hàng vay ngân hàng 500 triệu trong 1 năm với lãi suất theo phương
pháp lãi suất kép là 12%/năm để mua xe ơ tơ và thanh tốn lãi hàng tháng thì khi tất tốn khoản vay, giá trị khách hàng phải thanh toán là 500*(1+12%∕12)12 = 563.41 triệu đồng. Mức lãi suất thực trả của khách hàng là
, . .. . , í. T∖n ' ( 12%√ . _
Lai suất thực trả — I 1+ —I — 1 = 11 + — 1 = 12.682%
v Tl/ X 4 /
c. Phương pháp chiết khấu
Trong khi phần lớn các khoản cho vay tiêu dùng cho phép khách hàng trả lãi và vốn vay dần thì phương pháp tỷ lệ chiết khấu lại yêu cầu khách hàng phải trả lãi trước. Theo cách tính này, trước tiền phần lãi sẽ được trừ đi và khách hàng sẽ nhận được số tiền bằng số tiền vay trừ đi lãi phải trả. Lãi suất thực tế của khoản vay mà người vay phải chịu được tính theo công thức:
Tỷ suất Lãi phải trả
chiết khấu Số lượng tiền vay thực tế
Ví dụ, giả sử khách hàng vay 500 triệu trong thời gian 1 năm với mức lãi suất cho
vay là 12%. Khoản vay sẽ được thanh toán gốc một lần tại thời điểm kết thúc khoản vay và lãi trả theo phương pháp tỷ lệ chiết khấu. Số tiền lãi là 500*12% = 60 triệu sẽ được trừ đi từ vốn vay, người vay sẽ nhận được số tiền là 440 triệu. Tới thời hạn thanh toán khoản vay, khách hàng sẽ phải trả lại cho ngân hàng toàn bộ 500 triệu. Lãi suất thực tế của khoản vay này là 60/440 hay 13.64%.
STT Kỳ thanh toán Gốc đầu kỳ (1) Lãi phải trả (2) Gốc trả trong kỳ (3) Gốc và lãi (4) = (2) + (3) Gốc còn lại (5) = (1) - (3) F- 31/3/2014 500 15 119.51 134.51 380.49 2 30/6/2014 380.49 11.41 123.10 134.51 257.39 ~ 30/9/2014 250 7.72 126.79 134.51 130.59 4 31/12/2014 125 3.92 130.6 134.51 0 19
d. Phương pháp trả lãi trên vốn gốc
Phương pháp trả lãi trên vốn gốc là phương pháp tính lãi suất tiền vay cổ điển nhất, theo đó, tiền gốc được trả góp định kỳ, cịn tiền lãi được thanh toán dựa trên số tiền gốc vay ban đầu. Theo phương pháp này thì tổng số tiền thành tốn hàng kỳ sẽ bằng vốn gốc và lãi được tính gộp sau đó chia đều cho số kỳ trả nợ.
Tổng lãi = Vốn gốc x Lãi suất x Số kỳ hạn Và số tiền thanh tốn hàng kỳ được tính như sau:
Số tiền Vốn gốc + Tổng lãi
thanh toán Số kỳ hạn
Ví dụ, một khách hàng vay 500 triệu trong thời gian 1 năm với mức lãi suất cho vay
là 12%. Khách hàng sẽ thanh toán định kỳ theo quý thì tổng số lãi khách hàng phải thanh tốn trong 1 năm là 500*12% = 60 triệu và tổng số tiền khách hàng thanh toán hàng quý là (500 + 60)/4 = 140 triệu trong đó bao gồm 125 triệu tiền gốc và 15 triệu tiền lãi khách hàng phải trả. Nhưng trong phương pháp này, khách hàng luôn phải trả lãi trên số tiền gốc vay
ban đầu, do đó lãi suất thực khách hàng phải trả sẽ lớn hơn so với mức 12%. Trung bình năm
khách hàng được sử dụng 250 triệu do đó lãi suất thực tế gần đúng sẽ được tính như sau:
Lãi suất Lãi phải trả 60
ι “ = ,_____ w_____________= —— = 0.24 hay 24%
thực tế Số tiền vay trung bình năm 250
e. Phương pháp trả góp
Trả góp là việc quy định thanh tốn những khoản tiền (gốc và lãi) bằng nhau trong những kỳ thanh toán như nhau. Lãi phải trả hàng kỳ sẽ được tính tốn dựa trên số gốc vay còn lại. Số tiền phải trả hàng kỳ được xác định bằng cơng thức sau:
Trong đó: P0 - Giá trị vốn vay
r - Mức lãi suất một kỳ trả góp T - Khoản tiền phải trả hàng kỳ n - Tổng số lần trả góp
Ví dụ, một khách hàng vay 500 triệu trong thời gian 1 năm với mức lãi suất cho vay
là 12% vào ngày 1/1/2014. Khách hàng sẽ thanh tốn định kỳ theo q thì lãi suất một kỳ
20
trả góp bằng 12%/4 = 3% và số tiền thanh tốn hàng kỳ của khách hàng được tính tốn là 134.51 triệu đồng. Qua đó, số gốc và lãi khách hàng phải trả được thể hiện trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Minh họa thanh tốn theo phương pháp trả góp
STT Phương pháp tính lãi Lãi suất niêm yết Lãi suất thực trả
1 Phương pháp lãi suất đơn 12%/năm 12%/năm
2 Phương pháp lãi suất kép 12%/năm 12.682%/năm
3 Phuơng pháp chiết khấu 12%/năm 13.64%/năm
4 Phuơng pháp trả lãi trên vốn gốc 12%/năm 24%/năm
5 Phuơng pháp trả góp 12%/năm 12%/năm
6 Yêu cầu số du bù 12%/năm 12.9%/năm
Lãi suất của khách hàng theo phương pháp trả góp cũng được tính trên gốc khách hàng thực tế được sử dụng trong từng thời kỳ, do đó, lãi suất được niêm yết chính là lãi suất thực của khoản vay. Dù lãi suất niêm yết cùng là lãi suất thực của khoản vay, phương pháp trả góp có ưu điểm hơn so với phương pháp lãi đơn là số tiền khách hàng phải trả gốc tại thời điểm ban đầu thấp hơn, tạo điều kiện về tài chính hơn cho khách hàng.
f. Yêu cầu về số dư bù
Trong thực tế, nhiều ngân hàng yêu cầu khách hàng vay tiền phải giữ một tỷ lệ phần trăm nhất định của số tiền vay tại tài khoản tiền gửi. Đây được gọi là yêu cầu về số dư bù tiền gửi. Yêu cầu này làm tăng chi phí thực tế của khoản vay vì người vay khơng được sử dụng tồn bộ số tiền vay. Thay vào đó, người vay chỉ được sử dụng một lượng tiền bằng số tiền vay trừ đi số tiền gửi cần duy trì. Tiền lãi thực tế ngân hàng thu được sẽ cao hơn tiền lãi tính cho khách hàng.
Ví dụ, một khách hàng vay 500 triệu trong thời gian 1 năm với mức lãi suất cho vay
là 12%. Ngân hàng yêu cầu 7% số tiền vay, trong trường hợp này là 35 triệu, phải được giữ ở tài khoản tiền gửi của ngân hàng trong suốt thời gian vay. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ được sử dụng 465 triệu. Với mức lãi suất 10%, khách hàng phải trả số tiền là 500*12% = 60 triệu, lãi suất thực tế của khoản vay này cao hơn so với mức 10%.
Lãi suất thực tế với Số lãi phải trả cho khoản vay 60
: _ = —ɪ ɪ , = ~~ = i2∙9%
yêu cầu số dư bù Số tiền vay - Số dư bù phải có 500 - 35
21
Sau đây là bảng tổng hợp lãi suất thực của các phuơng pháp hiện giá lãi suất khác nhau khi áp dụng cho cùng 1 khoản vay 500 triệu trong thời hạn 1 năm với lãi suất là 12%/năm đã đuợc nêu ở các ví dụ trên.
Qua đây ta có thể thấy rằng, phuơng pháp lãi suất đơn và phuơng pháp trả góp là hai phuơng pháp tính mà mức lãi suất khách hàng phải trả cho ngân hàng chính là mức lãi suất đuợc niêm yết trên hợp đồng. Còn trong các truờng hợp còn lại, mức lãi suất khách hàng phải thực trả là lớn hơn do khách hàng khơng đuợc sử dụng tồn bộ vốn vay hoặc lãi sinh lãi. Điều này gây bất lợi cho khách hàng vì họ phải chịu chi phí tín dụng cao hơn, có thể gây khó khăn trong việc trả lãi cho khách hàng.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay tiêu dùng
1.2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu quỹ cho vay tiêu dùnga. Môi trường kinh tế a. Môi trường kinh tế
- Sự biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế tác động mạnh đến cung, cầu cho
vay tiêu dùng trên thị truờng. Khi nền kinh tế tăng truởng, mức sống của nguời dân đuợc cải thiện, thu nhập cao hơn và ổn định, do đó nhu cầu của dân cu về tiêu dùng cũng tăng lên một cách phong phú và đa dạng hơn, khiến cho cầu quỹ cho vay tiêu dùng tăng lên. Mặt khác, khi thu nhập của đại bộ phận nguời dân tăng lên, ổn định thì tiết kiệm cũng tăng lên và thuờng đuợc gửi vào ngân hàng khiến cho nguồn vốn huy động của ngân hàng dồi dào hơn. Cùng với đó, khi nền kinh tế tăng truởng, các ngân hàng kỳ vọng vào khả năng trả nợ của khách hàng, do đó đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cung quỹ cho vay tiêu dùng tăng lên. Và nguợc lại, khi nền kinh tế tăng truởng chậm hoặc suy yếu, cung và cầu quỹ cho vay tiêu dùng có xu huớng giảm.
22
- Lạm phát. Khi nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát cao, đồng tiền mất giá,
mức thu nhập thực tế của người dân giảm xuống, người dân thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì họ thích nắm giữ hàng hóa hơn dẫn đến huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn, cung quỹ cho vay tiêu dùng giảm. Đồng thời chi phí thực của việc trả tiền vay giảm xuống khiến cho cầu quỹ cho vay tiêu dùng tăng. Cung, cầu quỹ cho vay thay đổi sẽ tác động làm tăng hoặc giảm lãi suất cho vay tiêu dùng.
- Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương với vai trị chỉ huy tồn
bộ hệ thống ngân hàng được thực hiện thông qua các công cụ gián tiếp và trực tiếp như dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,... Tất cả các công cụ này tác động đến mức cung quỹ cho vay trên thị trường qua việc tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, khi Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua các công cụ trên sẽ tác động làm cho cung tiền tệ giảm xuống, do đó làm giảm cung quỹ cho vay, từ đó tác động là tăng lãi suất cho vay của thị trường. Khi lãi suất cho vay của thị trường thay đổi thì điều tất yếu là lãi suất cho vay tiêu dùng cũng thay đổi.
b. Mơi trường văn hóa, xã hội
- Thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn tới cho vay tiêu dùng, đặc biệt là quyết
định của người tiêu dùng hay ảnh hưởng đến cầu cho vay tiêu dùng. Ví dụ, người dân Mỹ có thói quen sử dụng thẻ tín dụng để thanh tốn mọi loại hóa đơn chi tiêu của mình với hệ thống thanh toán phi tiền mặt phát triển, mọi nơi đều chấp nhận thẻ. Theo nghiên cứu tại Mỹ của hai giáo sư tại Đại học MIT (2001) thì khách hàng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn khi họ sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt. Từ đó cho thấy thói quen tiêu dùng có thể tác động đến cầu quỹ cho vay tiêu dùng.
- Trình độ dân trí nói chung và những hiểu biết về kinh tế của người dân cũng có ảnh hướng mạnh đến nhu cầu tiêu dùng và khả năng tiêu dùng của người dân. Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có học vấn cao thường có xu hướng xem việc vay mượn là công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là việc lựa chọn chỉ vay ngân hàng trong trường hợp khẩn cấp.
c. Nhân tố từ phía ngân hàng
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng là một yếu tố quan trọng tác động đến cung
Nhân tố tác động Sự thay đổi Tác động đếnlãi suất
Nhóm nhân tố tác Chu kỳ kinh tế Tăng trưởng Chưa xác định
23
Nguốn vốn huy động càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho cho vay tiêu dùng phát triển. Cùng với đó, chi phí huy động vốn cũng tác động đến lãi suất cho vay tiêu dùng, nếu chi phí huy động thấp thì ngân hàng sẽ có điều kiện để cho vay với lãi suất cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng có ảnh huởng tuơng đối lớn đến cung quỹ cho
vay tiêu dùng. Ngân hàng mà có chính sách tín dụng huớng đến đẩy mạnh cho vay tiêu dùng thì cung quỹ cho vay tiêu dùng sẽ lớn. Còn nếu ngân hàng có chính sách tín dụng huớng đến cho vay sản xuất kinh doanh hoặc cho vay một số lĩnh vực đặc biệt thì cung quỹ cho vay tiêu dùng của ngân hàng sẽ ít hơn.
1.2.3.2. Các nhân tố điều chỉnh lãi suất cho vay tiêu dùnga. Các đối thủ cạnh tranh a. Các đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh đã trở thành một nhân tố quan trọng ảnh huởng đến lợi nhuận cận biên của một món vay, từ đó tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng. Trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh của ngân hàng thuơng mại là các ngân hàng thuơng mại khác và các cơng ty tài chính. Cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị truờng cho vay tiêu dùng càng quyết liệt thì lãi suất cho vay trên thị truờng càng biến động theo huớng có lợi cho nguời tiêu dùng. Các ngân hàng sẽ tiến hành cải tiến công nghệ, đua ra nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí hoạt động, từ đó làm giảm chi phí của khoản vay. Điều này thì tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất cho vay tiêu dùng của ngân hàng mình, nguời đi vay có thể vay vốn với chi phí rẻ hơn. Mặt khác, đây cũng là một nhân tố thúc đẩy thị truờng cho vay tiêu dùng phát triển theo huớng lành mạnh. Việc giảm chi phí khoản vay đem lại lợi thế cho ngân hàng so với các ngân hàng khác. Ngân hàng vẫn có thể cho vay với mức lãi suất trên thị truờng nhung chi phí cho vay trên một đồng vốn giảm đi khiến cho lợi nhuận của ngân hàng cao hơn. Do đó, các ngân hàng trong thị truờng sẽ tích cực đẩy mạnh giảm chi phí trong hoạt động cho vay của ngân hàng mình.
b. Chi phí hoạt động của ngân hàng
Chi phí cho việc thực hiện khoản vay là một nhân tố điều chỉnh lãi suất cho vay tiêu dùng trên thị truờng - lãi suất đuợc xác định bởi cung, cầu quỹ cho vay tiêu dùng. Đây là một nhân tố quan trọng tác động đến mức lãi suất cho vay tiêu dùng của từng ngân hàng. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí tiếp xúc khách hàng, chi phí thẩm định, chi phí quản
24
lý khoản vay và quan hệ với khách hàng, chi phí lương cho nhân viên,...Ngân hàng nào có chi phí hoạt động thấp hơn ngân hàng khác thì ngân hàng đó có thể cho vay với lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng đối thủ, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng mình.
Từ những phân tích trên, Bảng 1.3 sẽ đưa ra cái nhìn khái quát hơn về hướng tác động của các nhân tố này đến lãi suất cho vay tiêu dùng.
động đến Cung, Cầu quỹ cho vay
tiêu dùng
Chính sách tiền tệ Nới lỏng Giảm
Lạm phát Cao Tăng
Thói quen tiêu dùng Đẩy mạnh tiêu dùng Tăng
Trình độ dân trí Cao Tăng
Nguồn vốn huy động Dồi dào với lãi suất thấp Giảm
Chính sách tín dụng Đẩy mạnh CVTD Giảm
Nhóm nhân tố điều chỉnh lãi suất cho
vay tiêu dùng
Cạnh trạnh trong thị trường Cao Giảm
1.3. QUẢN LÝ LÃI SUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.1. Tính cần thiết phải quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng