Hộp 2.2 Điều 47 6 Luật Dân sự 2005
1.3. QUẢN LÝ LÃISUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại một số nuớc trên thế giới có thể rút ra một số bài học đối với Việt Nam nhu sau:
Thứ nhất, lãi suất cho vay tiêu dùng nên được xác định theo cơ chế thị trường,
khơng quản lý theo các biện pháp hành chính trừ những trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn trong các giai đoạn đặc biệt. Lãi suất cho vay tiêu dùng tại các quốc gia trên thế
giới đang đuợc quản lý theo một trong ba biện pháp sau. Biện pháp thứ nhất là áp dụng hạn chế lãi suất cho vay hoàn toàn, thuờng là áp đặt trần lãi suất. Biện pháp thứ hai là áp dụng hạn chế lãi suất cho vay theo hợp đồng một cách tuơng đối và biện pháp cuối cùng là không áp dụng hạn chế lãi suất cho vay tiêu dùng. Thực tế tại Nhật Bản đã chứng minh việc áp đặt lãi suất gây những hậu quả xấu cho thị truờng tài chính tiêu dùng nhu lợi nhuận giảm, khách hàng khó vay vốn, hình thành thị truờng độc quyền,... Và qua nghiên cứu của Liên minh Châu Âu cũng cho thấy sự uu việt của biện pháp không áp dụng trần lãi suất so với biện pháp áp đặt trần lãi suất về cả mức độ sử dụng, quy mơ thị truờng cũng nhu giảm chi phí rủi ro cho các đơn vị cho vay. Bên cạnh đó, thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy, khi Ngân hàng Nhà nuớc quy định mức lãi suất tràn thì các ngân hàng thuơng mại vẫn có các hành vi lách trần thơng qua các hình thức phí, lệ phí. Do đó, quản lý lãi suất bằng những biện pháp hành chính khơng phải là một giải pháp tối uu giúp phát triển thị truờng cho vay tiêu dùng ở nuớc ta.
Thứ hai, các cơ quan quản lý phải xây dựng một văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt
động cho vay tiêu dùng thống nhất giữa tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công bố thơng tin về chi phí của khoản cho vay tiêu dùng. Minh bạch hóa thơng tin là một yếu tố quan trọng giúp cho thị truờng cho vay tiêu
dùng phát triển, bảo vệ quyền lợi nguời tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh cho thị truờng tín dụng chính thức đồng thời giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Chính vì vậy, dựa trên kinh nghiệm xây dựng lãi suất phần trăm bình quân năm APR của các nuớc phát triển
30
như Mỹ hay Liên minh Châu Âu, Việt Nam nên xây dựng một văn bản nhằm tiêu chuẩn hóa phương pháp định giá cho cơng thức tính lãi suất. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cần có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơng khai các thơng tin liên quan đến cho vay tiêu dùng mà đặc biệt là các thơng tin liên quan đến lãi suất, phương pháp tính lãi cho khách hàng một cách dễ hiểu để nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 tập trung nghiên cứu về cho vay tiêu dùng và các loại cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay. Đồng thời, bài nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm của lãi suất cho vay tiêu dùng, các phương pháp xác định lãi suất, cách xác định số tiền thanh toán định kỳ, mức lãi suất khách hàng thực trả cũng như các nhân tố tác động đến lãi suất cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, bài khóa luận đã trình bày tính cần thiết của việc quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng cũng như kinh nghiệm quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại Nhật Bản và Liên minh Châu Âu, từ đó đúc rút những bài học hữu ích đối với cơng tác quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng lãi suất cho vay tiêu dùng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong chương 2.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG LÃI SUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014