Hộp 2.2 Điều 47 6 Luật Dân sự 2005
3.4. KHUYẾN NGHỊ CHONGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.4.1. Khuyến nghị phát triển cho vay tiêu dùng
3.4.1.1. Nâng cao năng lực và uy tín của ngân hàng
Năng lực hoạt động và uy tín là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Như đã phân tích ở trên, ta thấy rằng, đối với các NHTM Nhà nước, việc huy động cũng như cho vay tương đối dễ dàng trong khi đó thì các NHTM cổ phần thường gặp khó khăn trong các hoạt động này và thường phải huy động với lãi suất cao hơn so với các NHTM Nhà nước. Do đó, các ngân hàng thương mại, đặc biệt là NHTM cổ phần cần xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động và uy tín của mình.
75
Thứ nhất, các ngân hàng thương mại cần đẩy nhanh hoạt động tái cơ cấu theo
chương trình Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng thơng qua việc tự tái cơ cấu hoặc tiến hành các hoạt động mua bán, sáp nhập. Từ đó, các ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch được mở rộng. Tăng vốn điều lệ của ngân hàng thông qua việc bán cổ phần cho các cổ đơng chiến lược nước ngồi cũng là một biện pháp hay để tận dụng nguồn lực về tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ những thị trường phát triển, từ đó giúp cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn.
Thứ hai, các ngân hàng thương mại cũng cần đẩy mạnh các hoạt động marketing,
thay đổi nhận diện thương hiệu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế của ngân hàng trong mắt người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cũng là một biện pháp hiệu quả giúp các ngân hàng có thể thu hút được khách hàng, tăng số lượng khách hàng của ngân hàng. Từ đó giúp ngân hàng có thể huy động vốn cũng như cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho khách hàng, kéo gần khoảng cách giữa các nhóm ngân hàng thương mại, nhằm giúp giảm chênh lệch biên độ lãi suất cho vay tiêu dùng.
Các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh việc nâng cao uy tín và năng lực nhằm cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.