Hộp 2.2 Điều 47 6 Luật Dân sự 2005
1.3. QUẢN LÝ LÃISUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.1. Tính cần thiết phải quản lý lãisuất cho vay tiêu dùng
Thứ nhất, quản lý lãi suất sẽ giúp bảo vệ khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay
tiêu dùng là giá cả của sản phẩm cho vay tiêu dùng, được xác định bởi cung, cầu quỹ cho vay tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, lãi suất cũng như giá cả hàng hóa, cần phải được quản lý bởi chính phủ nhằm đảm bảo lãi suất cho vay trên thị trường ln đi đúng hướng, tránh tình trạng lãi suất cho vay tiêu dùng bị các ngân hàng thương mại đẩy lên quá cao do mục tiêu lợi nhuận. Việc quản lý lãi suất sẽ giúp cho mức lãi suất trên thị trường ở mức hợp lý, phù hợp với sự phát triển của thị trường và tạo điều kiện cho khách hàng có thể vay vốn với mức chi phí phù hợp với khả năng của họ. Điều này sẽ giúp cho quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo.
- Thứ hai, quản lý lãi suất sẽ làm tăng tính cạnh tranh của thị trường cho vay
tiêu dùng chính thức với thị trường phi chính thức. Như các thị trường phi chính thức
Luật Hạn chế lãi suất
(Interest Rate Restrictions Law)
Luật Đăng ký vốn
(Capital Subcription Law)
25
khăn trong việc trả nợ của khách hàng vay vốn. Khi Nhà nước có những biện pháp quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng trên thị trường chính thức, lãi suất thị trường sẽ được giữ ở mức hợp lý, thấp hơn nhiều so với thị trường chính thức. Từ đó, khách hàng khi có nhu cầu vay vốn sẽ lựa chọn các kênh cho vay tiêu dùng chính thức phù hợp với mình, tăng tính cạnh trạnh cho thị trường chính thức, đồng thời tiến tới xóa bỏ thị trường phi chính thức, khiến cho thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh.
Thứ ba, quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng cũng là một biện pháp giúp thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhờ sự quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng, mức lãi suất cho vay tiêu
dùng sẽ được giữ ở mức hợp lý, khiến cho nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng. Việc hỗ trợ người dân trong tiêu dùng sẽ giúp cho tiêu dùng của thị trường tăng lên, hoạt động luân chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng, từ đó kích thích cho nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.