Áp dụng hạn chế lãisuất tại Liên minh Châu Âu

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 44)

28

Cho đến nay trong khu vực Liên minh Châu Âu có 3 quốc gia vẫn áp dụng hạn chế lãi suất một cách hoàn toàn (giới hạn trần lãi suất danh nghĩa), 12 quốc gia áp dụng hạn chế lãi suất tuơng đối (trần lãi suất đuợc neo theo một biến số nhu lãi suất trung bình trên thị truờng hoặc lãi suất cơ bản) và 13 quốc gia không áp dụng hạn chế lãi suất.

Truớc những ý kiến trái chiều về việc áp dụng Hạn chế lãi suất, Ủy ban Châu Âu đã tiến hành một cuộc khảo sát đánh giá trên diện rộng về tác động của việc áp dụng trần lãi suất trong cho vay tiêu dùng. Kết quả của cuộc khảo sát này đã cho thấy một số kết luận quan trọng. Các quốc gia áp dụng trần lãi suất trong thực tế có mức độ sử dụng tín dụng thấp hơn so với những quốc gia không áp dụng. Khi so sánh về quy mô của các thị truờng cho vay tiêu dùng tại Anh, Pháp và Đức, nuớc Anh (không áp dụng hạn chế lãi suất) có thị truờng lớn nhất, trong khi đó Đức (có áp dụng nghiêm ngặt) có thị truờng nhỏ nhất trong ba nuớc kể trên. Các quốc gia khơng áp dụng hạn chế lãi suất có xu huớng có số khoản cho vay cá nhân, vay mua ô tô, xe máy cũng nhu mức độ sử dụng thẻ tín dụng cao hơn các quốc gia áp dụng hạn chế lãi suất. Cùng với đó, khi so sánh giữa các quốc gia khơng cho thấy rằng các quốc gia áp dụng hạn chế lãi suất có mức độ nợ nần quá mức thấp hơn các quốc gia không áp dụng hạn chế lãi suất. Một hạn chế khác của việc áp dụng trần lãi suất là sẽ làm tăng sự phức tạp về giá của các sản phẩm cho vay tiêu dùng nhiều hơn là giúp giảm chi phí rủi ro cho các đơn vị cung cấp.

Bên cạnh việc so sánh để thấy đuợc những nhuợc điểm của việc áp dụng hạn chế lãi suất cho vay, Liên minh Châu Âu cũng có một số biện pháp giúp minh bạch hóa lãi suất cho vay tiêu dùng. Năm 2008, Nghị viện Châu Âu đã ban hành một văn bản pháp luật đuợc gọi là Chỉ thị 2008/48/EC huớng dẫn cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất đối với tất cả các quốc gia thành viên. Văn bản này đã thống nhất cách thức đánh giá tổng chi phí tín dụng và tính tốn chi phí đó bằng lãi suất phần trăm bình qn năm APR. Bên cạnh đó, văn bản này cũng yêu cầu mức lãi suất này phải đuợc công khai trong tất cả các giai đoạn của hợp đồng cho vay tiêu dùng cũng nhu giải thích rõ ràng cho nguời đi vay. Khi cơng khai APR phải kèm theo ví dụ minh họa. Điều này giúp cho nguời đi vay có những quyết định đúng đắn truớc khi ký hợp đồng vay, đảm bảo sự công bằng giữa các bên tham gia hợp đồng, giải quyết tình trạng bất cân xứng thơng tin giữa khách hàng và

29

bên cho vay thông qua quyền của khách hàng phải đuợc cung cấp những thông tin dễ hiểu và dễ so sánh.

1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại một số nuớc trên thế giới có thể rút ra một số bài học đối với Việt Nam nhu sau:

Thứ nhất, lãi suất cho vay tiêu dùng nên được xác định theo cơ chế thị trường,

không quản lý theo các biện pháp hành chính trừ những trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn trong các giai đoạn đặc biệt. Lãi suất cho vay tiêu dùng tại các quốc gia trên thế

giới đang đuợc quản lý theo một trong ba biện pháp sau. Biện pháp thứ nhất là áp dụng hạn chế lãi suất cho vay hoàn toàn, thuờng là áp đặt trần lãi suất. Biện pháp thứ hai là áp dụng hạn chế lãi suất cho vay theo hợp đồng một cách tuơng đối và biện pháp cuối cùng là không áp dụng hạn chế lãi suất cho vay tiêu dùng. Thực tế tại Nhật Bản đã chứng minh việc áp đặt lãi suất gây những hậu quả xấu cho thị truờng tài chính tiêu dùng nhu lợi nhuận giảm, khách hàng khó vay vốn, hình thành thị truờng độc quyền,... Và qua nghiên cứu của Liên minh Châu Âu cũng cho thấy sự uu việt của biện pháp không áp dụng trần lãi suất so với biện pháp áp đặt trần lãi suất về cả mức độ sử dụng, quy mơ thị truờng cũng nhu giảm chi phí rủi ro cho các đơn vị cho vay. Bên cạnh đó, thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy, khi Ngân hàng Nhà nuớc quy định mức lãi suất tràn thì các ngân hàng thuơng mại vẫn có các hành vi lách trần thơng qua các hình thức phí, lệ phí. Do đó, quản lý lãi suất bằng những biện pháp hành chính khơng phải là một giải pháp tối uu giúp phát triển thị truờng cho vay tiêu dùng ở nuớc ta.

Thứ hai, các cơ quan quản lý phải xây dựng một văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt

động cho vay tiêu dùng thống nhất giữa tất cả các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các văn bản liên quan đến công bố thơng tin về chi phí của khoản cho vay tiêu dùng. Minh bạch hóa thơng tin là một yếu tố quan trọng giúp cho thị truờng cho vay tiêu

dùng phát triển, bảo vệ quyền lợi nguời tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh cho thị truờng tín dụng chính thức đồng thời giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Chính vì vậy, dựa trên kinh nghiệm xây dựng lãi suất phần trăm bình quân năm APR của các nuớc phát triển

30

như Mỹ hay Liên minh Châu Âu, Việt Nam nên xây dựng một văn bản nhằm tiêu chuẩn hóa phương pháp định giá cho cơng thức tính lãi suất. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cần có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơng khai các thơng tin liên quan đến cho vay tiêu dùng mà đặc biệt là các thông tin liên quan đến lãi suất, phương pháp tính lãi cho khách hàng một cách dễ hiểu để nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung nghiên cứu về cho vay tiêu dùng và các loại cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay. Đồng thời, bài nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu các đặc điểm của lãi suất cho vay tiêu dùng, các phương pháp xác định lãi suất, cách xác định số tiền thanh toán định kỳ, mức lãi suất khách hàng thực trả cũng như các nhân tố tác động đến lãi suất cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, bài khóa luận đã trình bày tính cần thiết của việc quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng cũng như kinh nghiệm quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại Nhật Bản và Liên minh Châu Âu, từ đó đúc rút những bài học hữu ích đối với cơng tác quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng lãi suất cho vay tiêu dùng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong chương 2.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG LÃI SUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠTĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014 ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2014

2.1.1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2014

* Số lượng ngân hàng - Quy mô các khối ngân hàng

Với việc triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, số lượng các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ từ 103 ngân hàng (năm 2011) xuống còn 96 ngân hàng vào năm 2014, mà chủ yếu là giảm số lượng các ngân hàng thương mại do các hoạt động hợp nhất, sáp nhập của các ngân hàng yếu kém trong diện tái cơ cấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Hinli 2.1: Sô lưựug ngân hãng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014

Tính đến cuối năm 2014, thị trường Việt Nam có 96 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm ngân hàng trong nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Cụ thể, chỉ cịn một ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm 100% vốn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 2 ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển), 1 Ngân hàng Hợp tác xã (chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương) và 51 ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mặc dù số lượng các ngân hàng có xu hướng giảm nhưng quy mơ ngành ngân hàng trong giai đoạn này không ngừng được nâng cao, được thể hiện qua quy mô tổng tài sản và quy mô tổng vốn chủ sở hữu của ngành được thể hiện trong hình 2.2. Trong giai đoạn

32

2012 - 2014, tổng tài sản toàn ngành ngân hàng tăng khoảng 29.34%, đồng thời vốn tự có của ngành cũng tăng lên gần 16%. Khi xem xét số liệu về vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng thuơng mại trong hệ thống, ta có thể thấy rằng quy mơ vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đều tăng lên, trong đó vốn chủ sở hữu của Techcombank tăng khoảng 13%, SHB tăng 10%. Từ những số liệu đó cho thấy hoạt động của hệ thống khơng ngừng đuợc mở rộng và cùng với đó là khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng đang đuợc nâng lên.

* Huy động vốn và cơ cấu tín dụng của ngành ngân hàng

Với hoạt động chính là một trung gian tài chính, luân chuyển vốn từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế thì hoạt động huy động và tín dụng là hai hoạt động kinh doanh quan trọng của một ngân hàng. Trong giai đoạn 2012 - 2014, huy động vốn bằng VND của hệ thống ngân hàng vẫn duy trì tốt. Mức vốn huy động đuợc từ tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế vẫn tiếp tục tăng với tỷ lệ lần luợt là 45% và 48% vào cuối năm 2014, so với mức huy động tháng 12 /2013. Tổng mức huy động vốn tăng 19.37% trong năm 2014, thấp hơn so với mức 22.96% trong năm 2013 tuy nhiên mức tăng vẫn ở mức khá cao, cho thấy kênh đầu tu gửi tiền tại hệ thống ngân hàng vẫn hấp dẫn cũng nhu lịng tin vào VND vẫn đuợc duy trì.

Loại hình TCTD

ROA ROE Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu

201 2 2013 2014 2012 201 3 2014 2012 2013 2014 NHTM Nhà nước 0.79 0.67 0.53 10.3 4 7.93 6.92 10.28 10.9 1 9.40 NHTM Cổ phần 0.49 0.31 0.40 5.10 3.60 4.64 14.01 12.5 6 12.0 7 NH Liên doanh, nước ngoài 0.92 0.75 0.61 4.50 4.64 3.79 27.63 26.5

3

30.7 8

33

Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động huy động vốn, tổng dư nợ của nền kinh tế cũng có xu hướng tăng lên nhưng ở mức độ chậm hơn so với sự tăng trưởng của huy động vốn, dư nợ tín dụng năm 2014 tăng 14.16% so với năm 2013. Điều này là do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi sau suy thoái, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế cịn yếu, tình hình tài chính của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và khơng thể vay thêm vốn từ ngân hàng cũng như các ngân hàng thương mại đang thắt chặt các tiêu chí cho vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và nợ xấu cho ngân hàng. Qua hình 2.4, ta nhận thấy rằng thanh khoản của hệ thống ngân hàng dồi dào từ đầu năm 2013 cho đến nay khi mà lượng vốn huy động được luôn lớn hơn so với tổng dư nợ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển đổi theo hướng tập trung vào lĩnh vực rủi ro thấp như nơng lâm thủy sản, xây dựng, thương mại. Tính đến tháng 12/2014, dư nợ tín dụng của nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 13.83% so với 12/2013, các lĩnh vực thương mại, xây dựng tăng lần lượt là 9.71% và 9.63%.

* Lợi nhuận và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng

Giai đoạn 2011-2014 là giai đoạn mà thu nhập của ngân hàng có nhiều biến động. Năm 2012 đánh dấu sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận của đa số các ngân hàng do những biến động xấu của nền kinh tế Việt Nam, chỉ một số ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, Vietinbank,... là vẫn giữ được ổn định về lợi nhuận.

Hình 2.5: Lợi nhuận trước thuế của một số ngân hàng

Qua hình 2.5, ta có thể thấy rằng ngồi sự ổn định về lợi nhuận của VCB thì các ngân hàng thương mại cổ phần khác đều có sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận như Techcombank, ACB và Maritime Bank. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự giảm mạnh của lãi suất trước điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, sự suy yếu của nền kinh tế

34

khiến nợ xấu ngân hàng tăng cao, các ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Tình hình lợi nhuận của ngân hàng đã có dấu hiệu cải thiện trong năm 2013 - 2014 nhưng vẫn ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước năm 2012.

Bảng 2.1: ROA, ROE và tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các nhóm ngân hàng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Kinh doanh ngân hàng khó khăn, lợi nhuận giảm mạnh dẫn đến ROA, ROE toàn hệ thống giảm. Trong năm 2014, giữa các nhóm ngân hàng, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đã có dấu hiệu phục hồi khi tỷ lệ ROA, ROE lần lượt tăng lên 0.4% và 4.64% trong khi hai nhóm ngân hàng là ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng liên doanh, nước ngoài tiếp tục giảm do nhóm ngân hàng này đã đẩy mạnh xây dựng hệ thống quản lý rủi ro với hợp tác của một số cổ đông chiến lược là các ngân hàng nước ngoài. Tỷ lệ an toàn vốn toàn hệ thống dao động trong khoảng 13,5-14,5%, lớn hơn nhiều so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng đang có xu hướng giảm do những tác động của nợ xấu. Qua số liệu trên, ta thấy rằng tỷ lệ an toàn vốn ở các ngân hàng liên doanh, các chi nhánh và ngân hàng nước ngoài ở mức khá cao, ln trên 25% và có chiều hướng tăng. Điều

này nhắc nhở các ngân hàng trong nước cần tích cực hơn nữa trong việc phòng ngừa rủi ro.

* Nợ xấu của ngân hàng và VAMC

Vấn đề nợ xấu cũng là một vấn đề đáng báo động của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2012 - 2014. Nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong năm 2012 và đạt mức cao nhất là 4.93% vào tháng 9/2012. Nguyên nhân là do trong năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho ở mức cao, số lượng doanh nghiệp thua lỗ, phá sản gia tăng khiến cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp giảm sút.

35

Hinli 2.Ó: Nợ xấu ngành ngân hàng giai đoạn

% ' 2012-2014 6 2 - 1 0 J—r-r—r—τ-1-t-l-τ-1-r-r-r-r-r—1-j-,-r— 1,12 6,12 12,12 6,13 12.13 6,14 12.14

Nguổn: Ngân háng Nhá nước

Trước thực trạng đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm kiềm chế nợ xấu, đặc biệt là việc thành lập Cơng ty VAMC. Các tổ chức tín dụng cũng đã chủ động rà sốt, đánh giá chất lượng tín dụng, khách hàng vay, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định; đồng thời triển khai ngay các giải pháp tự xử lý nợ xấu như xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ',...Vi vậy, nợ xấu đã có chiều hướng tăng chậm lại trong các tháng cuối năm 2012 và giảm xuống còn 3.25% vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro nằm ở nhóm nợ tái cơ cấu. Nếu tính cả phần nợ đã được tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức 8.09%. Bên cạnh đó, năng lực xử lý của VAMC ở mức thấp do hạn chế về cơ chế hoạt động. Tính đến cuối tháng 12/2014, VAMC đã mua được123,000 tỷ đồng nợ xấu và mới xử lý được 4,000 tỷ đồng nợ xấu.

* Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w