KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH PHỦ

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 88 - 90)

Hộp 2.2 Điều 47 6 Luật Dân sự 2005

3.2. KHUYẾN NGHỊ CHO CHÍNH PHỦ

3.2.1. Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ

Các chính sách điều hành nền kinh tế của Chính phủ trong những năm gần đây có sự thay đổi, chuyển hướng từ đẩy mạnh phát triển kinh tế sang chính sách bình ổn lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ. Những chính sách này đang mang lại những hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, giúp lạm phát giảm xuống ở mức thấp, nền kinh tế phát triển bền vững, đời sống người dân đang ngày càng cải thiện. Chính bởi vì những tác động tích cực của biện pháp này, Chính phủ nền tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ

67

Trên cơ sở đó, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt, giảm lượng cung tiền trên thị trường, ổn định tỷ giá.

- Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp thông qua việc yêu cầu các Bộ trưởng. Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Chính phủ cần xây dựng các biện pháp hạn chế biến động thị trường do đầu cơ, nâng giá đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán. Chính phủ cũng yêu cầu các Hiệp hội ngành tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương, giải pháp bình ổn giá cả.

Kiềm chế lạm phát, thúc đẩy kinh tế vĩ mô là một biện pháp quan trọng, tạo điều kiện cho cho vay tiêu dùng phát triển.

3.2.2. Xây dựng các biện pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, đặcbiệt biệt

là cho vay bất động sản

Việc phát triển cho vay tiêu dùng là một hướng đi mới, có thể giúp cho nền kinh tế phát triển theo hướng phụ thuộc hơn vào tiêu dùng, tăng cường hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ cần xây dựng các biện pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng chưa có một văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp đến các đối tượng tham gia vào thị trường này. Điều này gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính cũng như hạn chế sự tăng trưởng của cho vay tiêu dùng. Do đó, Chính phủ cần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xây dựng những văn bản hành lang pháp lý phù hợp cho hoạt động cịn nhiều tiềm năng này.

Cùng với đó, Chính phủ cần u cầu các Bộ, Ban, Ngành xây dựng các biện pháp nhằm giúp cho thị trường cho vay tiêu dùng phát triển, mà đặc biệt là thị trường cho vay bất động sản. Đối với Bộ Tài Chính, Chính phủ có thể u cầu cơ quan này tiến hành

68

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hay các loại thuế đánh vào các loại hàng hóa tiêu dùng đặc biệt nhu ơ tơ nhằm giúp cho hoạt động này phát triển. Đối với Bộ Cơng Thuơng, cần kiểm sốt chất luợng hàng hóa, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi mẫu mã để hoạt động tiêu dùng phát triển hơn. Đối với cơ quan bảo vệ quyền lợi nguời tiêu dùng, cần xây dựng văn bản pháp lý, cơ chế nhằm giúp những phản hồi của nguời tiêu dùng đuợc giải quyết nhanh hơn đồng thời tăng cuờng giám sát thị truờng.

Tóm lại, Chính phủ cần định huớng cho các đơn vị hoàn thiện hành lang pháp lý và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w