Các nhân tố tác động đến cung, cầu quỹ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 77 - 79)

Hộp 2.2 Điều 47 6 Luật Dân sự 2005

2.3. THỰC TRẠNG LÃISUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN

2.3.3.1. Các nhân tố tác động đến cung, cầu quỹ cho vay tiêu dùng

a. Môi trường kinh tế

- Chu kỳ kinh tế. Dựa trên cơ sở khoa học về chu kỳ kinh tế và phân tích tốc độ tăng

trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014, các nhà phân tích kinh tế cho rằng kinh tế Việt Nam đã chạm đáy tăng trưởng vào năm 2012 và kéo dài cho đến cuối năm 2013, sau đó đã có dấu hiệu phục hồi rõ ràng trong năm 2014. Chu kỳ kinh tế có tác động tương đối lớn đến lãi suất trên thị trường nói chung cũng như lãi suất cho vay tiêu dùng nói riêng. Qua hình 2.15 và 2.16, ta có thể thấy rằng khi chu kỳ kinh tế chạm đáy thì lãi suất cho vay tăng cao và khi nền kinh tế bắt đầu những dấu hiệu phục hồi, lãi suất cho vay giảm mạnh. Theo báo cáo của ANZ, chỉ số niềm tin tiêu dùng cuối năm 2014 phản ánh một nền tảng của niềm tin tiêu dùng vững chắc, cho thấy trong năm 2014, khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại thì nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng tăng lên. 40% người tiêu dùng cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mua vật dụng chính trong nhà. Từ đó cho thấy, trong năm 2014, cầu quỹ cho vay tiêu dùng tăng mạnh đồng thời nguồn tiết kiệm của nền kinh tế cũng tăng trưởng khiến cho nguồn cung cho vay tiêu dùng dồi dào, ln lớn hơn dư nợ tín dụng của nền kinh tế đã khiến cho lãi suất cho vay tiêu dùng giảm.

tãng trường kinh tí giai đoạn 2009-2014

56

- Lạm phát. Lạm phát được biết đến như một nhân tố có tác động mạnh đến lãi suất

nói chung và lãi suất cho vay tiêu dùng nói riêng. Với những biện pháp nỗ lực kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước, lạm phát có xu hướng giảm và mức lạm phát năm 2014 là mức lạm phát thấp nhất trong 15 năm và lãi suất giai đoạn 2012 - 2014 giảm đáng kể. Với mức lạm phát giảm, lãi suất thực của khoản vay trở lên cao hơn so với giai đoạn trước. Vì lãi suất thực chính là lãi suất mà ngân hàng thu được từ khoản vay, khi giá trị các yếu tố khác không đổi, mức lợi nhuận biên mà ngân hàng thu được từ khoản vay tăng lên, điều này tạo cơ hội cho ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

- Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Với việc áp dụng các

chính sách tiền tệ đã được nêu ở trên, mặt bằng lãi suất huy động của tồn hệ thống ngân hàng thương mại đã có xu hướng giảm. Đây chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất cho vay tiêu dùng. Do cơ chế xác định lãi suất chủ yếu hiện nay của các ngân hàng là Lãi suất huy động kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng cộng biên độ chênh lệch. Do đó, những chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã tác động tích cực trong việc giảm chi phí đầu vào của các ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất thấp hơn.

b. Nhân tố văn hóa xã hội

- Thói quen tiêu dùng. Ở Việt Nam, thói quen tiêu dùng có sự khác nhau giữa các

vùng, miền. Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho thấy rằng người dân thành phố Hồ Chí Minh thường tiêu dùng ngay khi họ thấy cần thiết và có xu hướng sẵn sàng đi vay mượn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác cho các nhu cầu tiêu dùng của họ. Trong khi đó, người Hà Nội lại có xu hướng tiết kiệm và ít vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Những thói quen tiêu dùng này đã tác động làm cho cầu về cho vay tiêu dùng giữa hai thành phố là khác nhau, dẫn đến lãi suất cho vay tiêu dùng tại hai thành phố này có sự khác nhau. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam cũng là một nhân tố khiến cho việc phát triển cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng chưa phát triển đúng mức với tiềm năng của thị trường.

- Trình độ học vấn. Các nhân tố văn hóa xã hội cũng tác động đến lãi suất cho vay

tiêu dùng. Nghiên cứu của Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng (2013) về các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tiêu dùng ở NHTM của hộ gia đình trên địa bàn thành phố

57

Cần Thơ đã chứng minh trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình đó.

c. Nhân tố từ phía ngân hàng

- Nguồn vốn huy động của ngân hàng. Qua hình 2.17, ta có thể thấy rằng, nguồn

vốn huy động của tồn ngành ngân hàng có xu hướng tăng mạnh giữa các năm, thanh khoản của hệ thống dồi dào, tác động làm giảm lãi suất cho vay trên thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất huy động vốn trong giai đoạn này có xu hướng giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng. Trước những khó khăn trong cho vay đối với

các doanh nghiệp, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều đẩy mạnh chính sách cho vay tiêu dùng. Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản cho vay tiêu dùng, nguồn cung cho vay tiêu dùng tăng mạnh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất hướng tới ưu tiên một số đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w