Hộp 2.2 Điều 47 6 Luật Dân sự 2005
2.4. ĐÁNH GIÁ LÃISUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN
2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng
Chưa có các văn bản pháp luật hướng dẫn trực tiếp các hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt là văn bản hướng dẫn về việc xác định lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung cũng như của các ngân hàng thương mại nói riêng. Các văn bản điều tiết lãi suất cho vay tiêu dùng hiện nay chủ yếu là các văn bản, quy chế về cho vay chung. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc tổ chức hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như xác định lãi suất áp dụng cho các khoản vay.
Các cơ quan quản lý chưa đưa ra các văn bản quy phạm với chế tài rõ ràng nhằm bắt buộc các ngân hàng thương mại phải công khai rõ ràng lãi suất đối với các hợp đồng cho vay tiêu dùng như văn bản u cầu tiết lộ tồn bộ chi phí khoản vay hay luật bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính,... Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa ban hành văn bản hướng yêu cầu các ngân hàng thương mại niêm yết mức lãi suất thực của khoản vay nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đồng thời minh bạch hóa thị trường, giúp thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam phát triển lành mạnh. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý đối với việc thực hiện niêm yết lãi suất cho vay tiêu dùng và cách tính lãi đối với khách hàng vay vốn tại các phòng giao dịch, chi nhánh còn chưa được thực hiện thường xuyên và đồng bộ ở các địa phương.
62
Một số quy định về lãi suất cho vay tiêu dùng đã khơng cịn tính pháp lý cao, khơng cập nhật kịp thời theo những thay đổi của thị truờng. Ví dụ nhu Điều 476 Luật Dân sự 2005 quy định lãi suất vay thỏa thuận không đuợc vuợt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nuớc công bố đối với loại cho vay tuơng ứng. Tuy nhiên, thực tế, lãi suất cơ bản đã mất đi tính điều hành thị truờng, do đó nhiều khoản vay có lãi suất lớn gấp nhiều lần lãi suất cơ bản. Cùng với đó, các chế tài xử phạt đối với việc thực hiện sai quy định hoặc việc cho vay nặng lãi cũng chua đuợc văn bản hóa một cách rõ ràng, khó áp dụng trong thực tế nhu Điều 163 Luật Hình sự 2009. Trong đó, tổ chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi mức lãi suất cho vay gấp 10 lần trở lên mức lãi suất cao nhất và khách hàng phải chứng minh đuợc tính chất chun bóc lột của ngân hàng, tuy nhiên để chứng minh đuợc tính chất chun bóc lột mà một điều khó khăn đối với khách hàng.