Một số điều cần chú ý khi vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 105 - 139)

Hộp 2.2 Điều 47 6 Luật Dân sự 2005

3.5. KHUYẾN NGHỊ CHO KHÁCH HÀNG

3.5.2. Một số điều cần chú ý khi vay tiêu dùng

Theo phản ánh của khách hàng vay vốn tiêu dùng tại một số ngân hàng, họ thường không đọc kỹ hợp đồng tín dụng hoặc khơng được các nhân viên tín dụng giải thích kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Do đó, khách hàng bị hiểu sai về hình thức trả lãi hoặc các khoản phạt khi trả khoản vay trước hạn. Điều này ảnh hưởng lớn đến tài chính cảu người tiêu dùng. Vì vậy, cùng với việc nâng cao kiến thức tài chính, người tiêu dùng cũng cần phải tìm hiểu kỹ về các dịch vụ tài chính trước khi quyết đinh sử dụng và ký kết hợp đồng, đặc biệt là các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Đầu tiên, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng như

các luật liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua báo, đài hoặc các cá nhân đã từng sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng để có hiểu biết về cho vay tiêu dùng và quy trình cho vay tiêu dùng.

Sau đó, người tiêu dùng nên xem xét, tìm hiểu về các tổ chức tín dụng nhằm lựa

chọn đối tượng cung cấp sản phẩm cho vay tiêu dùng tốt nhất. Tùy theo điều kiện và năng lực tài chính của bản thân mà các khách hàng có thể vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại hoặc cơng ty tài chính. Người tiêu dùng có thể tìm hiểu các tổ chức cung cấp sản phẩm này về các tiêu chí: Uy tín, năng lực, phong cách phục vụ, lãi suất vay vốn cũng như xem sự phản ánh của dư luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức này.

83

Sau khi đã lựa chọn được tổ chức tín dụng mà mình tin tưởng, khách hàng vẫn cần chú ý đến việc thỏa thuận và hợp đồng tín dụng. Khách hàng cần yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích rõ ràng về các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đặc biệt là lãi suất và phương thức tính lãi cho vay tiêu dùng cũng như các hình thức phạt. Sau đây là bảng hệ thống một số câu hỏi mà các khách hàng cá nhân cần làm rõ trước khi tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng.

1 Các thơng tin về sản phẩm cho vay tiêu dùng thích hợp với nhu cầu tiêu dùng của bản thân?

^2 Kỳ hạn cho vay tối đa là bao nhiêu?

^3 Lãi suất khoản vay, đặc biệt là đối với các chương trình ưu đãi? ^4 Kỳ hạn thanh tốn như thế nào?

~5 Cách thức tính lãi là gì? Quy ra lãi suất APR là bao nhiêu? "6 Các điều khoản phạt về trả gốc và lãi muộn cũng như việc tất

Khi ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng khác so với hợp đồng tín dụng, người tiêu dùng nên phản ánh với các phòng ban thuộc Hội sở của các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ vay vốn hoặc với các cơ quan chức năng nhằm tăng cường khả năng giám sát của các bộ phận, cơ quan này đồng thời bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như quyền lợi của những khách hàng khác sử dụng sản phẩm dịch vụ này.

Tóm lại, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng như có phản ánh đến các cơ quan chức năng khi phát hiện các dấu hiệu sai phạm của ngân hàng.

84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đưa ra định hướng phát triển cho vay tiêu dùng và lãi suất cho vay tiêu dùng. Từ những định hướng, khóa luận đã đưa ra khuyến nghị cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên hai khía cạnh là phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và chính sách quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng. Đối với người tiêu dùng, để tránh bị lợi dụng khi sử dụng các dịch vụ tài chính, cần chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến các dịch vụ tài chính cũng như tìm hiểu thật kỹ về hoạt động cho vay tiêu dùng trước khi kí kết hợp đồng. Các khuyến nghị được nêu ra trong chương này nhằm mục đích giải quyết những hạn chế của lãi suất tiêu dùng trong chương 2.

85

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, lĩnh vực cho vay tiêu dùng đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân và các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý vì những lợi ích mang ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam trong những năm qua đã tăng trưởng ở mức cao, trung bình lên tới mức 20%/ năm tuy nhiên cho vay tiêu dùng vẫn là một ngành mới ở Việt Nam khi mà vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quản lý trực tiếp hoạt động này cũng như các đối tượng tham gia vào thị trường này còn hạn chế. Bởi những nguyên nhân trên, thị trường cho vay tiêu dùng xuất hiện tình trạng cho vay tiêu dùng ở mức lãi suất quá cao, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu đi sâu vào thực trạng lãi suất cho vay tiêu dùng nhằm đưa ra được những khuyến nghị giúp cho thị trường cho vay tiêu dùng phát triển cũng như lãi suất thị trường được giữ ở mức hợp lý và minh bạch.

Thơng qua q trình nghiên cứu, bài khóa luận đã đạt được một số kết quả nhất định:

- Bài khóa luận đã hệ thống hóa, phân tích những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng như sự cần thiết của việc quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại hệ thống ngân hàng thương mại.

- Bài khóa luận đã tổng hợp lại các diễn biến nổi bật diễn ra trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2012-2014. Các chính sách quản lý lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản trực tiếp điều chỉnh đến lãi suất cho vay tiêu dùng đã được hệ thống lại, cho thấy bức tranh toàn cảnh về quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.

- Sau khi phân tích tổng quan tình hình quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng, bài khóa luận đã đi sâu vào thực trạng lãi suất cho vay tiêu dùng giữa các nhóm ngân hàng và giữa các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, bài cũng tập trung vào đánh giá chính sách định giá, thực trạng niêm yết và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay tiêu dùng

86

trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, các mặt tích cực, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế đã được đưa ra, làm tiền đề cho các khuyến nghị ở chương 3.

- Cuối cùng, bài khóa luận đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến phát triển cho vay tiêu dùng và điều hành lãi suất cho vay tiêu dùng.

Với những kết quả đạt được của bài khóa luận, bài nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần vào sự quản lý lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo hướng minh bạch và hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Lan (2014). Giáo trình Tín dụng Ngân

hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

2. NGND. PGS. TS. Tơ Ngọc Hung (2014). Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.

3. Peter Rose (2004). Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 4. PTS Lê Văn Te (1993). Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

5. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. PGS. TS. Hoàng Trần Hậu (2014), Quy định trần lãi suất cho vay tiêu dùng - Kinh nghiệm quốc tế và những gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, 20.

7. Th.S Nguyễn Thị Hiền (2014), Một số vấn đề về lãi suất cho vay tiêu dùng nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Hội thảo Lãi suất cho vay tiêu dùng 2014.

8. Báo cáo thuờng niên của Ngân hàng Nhà nuớc năm 2011, 2012, 2013

9. Báo cáo thuờng niên của các ngân hàng thuơng mại năm 2011, 2012, 2013, 2014. 10. Website của Ngân hàng Nhà nuớc < www.sbv.gov.vn >

11. Website của các ngân hàng thuơng mại Việt Nam

< https://www.vietcombank.com.vn/ >; < https://www.techcombank.com.vn/trang-chu > < http://vpbank.com.vn/ >; ...

12. TS. Lê Thanh Tâm và Đuờng Ngọc Diệp (2014), Chính sách lãi suất Việt Nam - hai muơi năm nhìn lại, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 143.

13. Th.S Phạm Xuân Hòe (2015), Lãi suất cho vay tiêu dùng ở Việt Nam qua các giai đoạn, Tạp chí ngân hàng.

14. Các văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nuớc về các mức lãi suất chỉ đạo, lãi suất huy động và cho vay năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

15. Các văn bản, quy chế liên quan đến cho vay 16. Luật Dân sự 2005

17. Luật Bảo vệ người tiêu dùng

18. Th.S Phạm Xuân Hòe (2014), Định giá khoản vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính tiêu dùng, Tạp chí ngân hàng.

19. Các văn bản quy định về lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại (Vietcombank, SeABank, Maritime Bank, VPBank, ACB)

20. Ngô Thị Xuân Hồng (2014), Lãi suất cho vay tiêu dùng Việt Nam dưới góc độ thanh tra, giám sát ngân hàng, Hội thảo Lãi suất cho vay tiêu dùng 2014.

21. Trần Ái Ket và Thái Thanh Thoảng (2013), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại

học Cần Thơ.

22. Hồng Quân (2009), Hội thảo: Sự khác biệt giữa người tiêu dùng hai miền

< http://vietnambranding.com/thong-tin/phong-su-thuong-hieu/7030/hoi-thao-su-khac-

Năm

Thời điểm Số quyết định Trần LS Cho vay ngắn hạn (%/tháng)

Trần LS cho vay trung dài hạn (%/tháng) Lạm phát Lãi suất CV tiêu dùng (%/tháng) 1997 28/12/1997 381/QĐ-NH1 1,75 1,70 1,6 2 -2,1 15/7/1998 191/ QĐ-NH1 1,60 1,65 1,8 -2 1998 27/8/1998 225/ QĐ-NH1 1,50 1,55 8,60 1,7-1,9 27/9/1998 266/ QĐ-NH1 1,25 1,35 1,5-1,65 1999 28/5/1999 179/ QĐ-NH1 1,0Õ 1,ĨÕ H 1,3-1,5 2000 17/1/2000 39/ QĐ-NH1 1,20 1,25 -0,6 1,3- 1,5 PHỤ LỤC

LÃI SUẤT CHO VAY TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN

ThS. Phạm Xn Hịe - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và nhóm nghiên cứu

Bài viết tại Tạp chí Ngân hàng tháng 12/2014 chúng tơi có đề cập về cho vay tiêu dùng ở Việt Nam và xu huớng phát triển. Trong bài viết này, chúng tôi xin đuợc phác họa những nét cơ bản về cơ chế điều hành cũng nhu chính sách lãi suất cho vay tiêu dùng trong hơn 20 năm qua theo các giai đoạn duới đây:

Giai đoạn từ 1993-8/2000: NHNN sử dụng cơ chế điều hành lãi suất theo hướng

khống chế lãi suất trần và một phần theo lãi suất thỏa thuận

Năm Thời gian

LS cơ bản

(%/tháng) Biên độ LS cho vay và biênđộ LS CV tiêu dùng

T8/2000 - 02/2001 "0,75

2001 T3/2001 0,725

T4/2001- T5/ 2001 "0,70 0,3-0,5 0,3 -0,5 T6/2001 -T9/2001 "0,65

2002 T10/2001- 7/2002 "0,60

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê và điều tra của nhóm tác giả

Giai đoạn này cho vay tiêu dùng của NHTM cũng đã bắt đầu hình thành chủ yếu thơng qua việc cho vay tiêu dùng với cán bộ công nhân viên. Lãi suất cho vay tiêu dùng cũng hình thành trên cơ sở trần lãi suất khống chế hoặc theo mức lãi suất thỏa thuận theo tháng đối với từng khoản vay. Do đặc điểm của khoản cho vay tiêu dùng nhỏ lẻ, chi phí tạo lập khoản vay và nhất là mức rủi ro cao nên chủ yếu các NHTM bám vào phần đuợc thỏa thuận lãi suất tiền vay là chính, phổ biến lãi suất cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này từ 1,8-2,1%/tháng. Việc yết mức lãi suất huy động và cho vay theo mức trần hàng tháng giai đoạn này cũng đã tạo ra một thói quen của thị truờng tài chính Việt Nam về

cách hiểu khác với thông lệ quốc tế (thuờng đuợc yết theo năm). Lý do chính, giai đoạn truớc đó chúng ta có mức lạm phát phi mã 774,7% năm 1986 đuợc kéo xuống 67,5% năm 1991, 17,5% năm 1992 và 5,2% năm 1993.

Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ nhân viên giai đoạn này chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua sắm phuơng tiện sinh hoạt nhu xe máy, đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà. Cho vay tiêu dùng chua mở rộng ra các đối tuợng ngồi cán bộ cơng nhân viên. Có thể nói tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong danh mục cho vay của hệ thống NHTM giai đoạn này rất nhỏ bé nên phần hình thành lãi suất cho vay tiêu dùng trong tổng thể cơ chế điều hành lãi suất của NHNN giai đoạn này cũng chua thật rõ nét. Đây là giai đoạn tăng truởng khá cao của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, vì vậy cho vay tiêu dùng duờng nhu đó là điều xa xỉ với vốn vay từ ngân hàng.

Theo đó, mặt bằng lãi suất các NHTM cho vay tiêu dùng của cán bộ đuợc ấn định trên cơ sở thỏa thuận, nó cao hơn từ 0,2-0,4%/tháng so với lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế điều hành lãi suất của giai đoạn này vẫn có một phần lãi suất cho vay theo thỏa thuận nên có thể thấy quyền chủ động thuộc các NHTM tính tốn, thỏa thuận với khách hàng. Nói cách khác định giá khoản vay tiêu dùng đuợc tự do thỏa thuận theo cung cầu vốn trên thị truờng.

Giai đoạn từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2002: NHNN điều hành lãi suất theo cơ

chế lãi suất cơ bản kèm biên độ

Bằng 2 Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 và Quyết định số 242/2000/QĐ- NHNN1 cùng ngày 02/8/2000, NHNN đã thay đổi cơ chế điều hành từ quản lý theo lãi suất trần sang cơ chế lãi suất cơ bản cộng biên độ dao động - một cơ chế có độ linh hoạt hơn trên hai phuong diện:

Một là, NHNN căn cứ vào mức lãi suất cho vay thuơng mại đối với khách hàng tốt

nhất của các TCTD do Thống đốc NHNN có quyết định lựa chọn theo từng thời kỳ. Nhu vậy có thể thấy, lãi suất cơ bản gốc gác đuợc NHNN quy định là lãi suất cho vay thuơng mại của khách hàng tốt nhất, đuợc tính tốn trên cơ sở rổ điều tra về lãi suất cho vay từ một số TCTD đuợc lựa chọn. Lãi suất cơ bản này đã bao hàm cả phần bù rủi ro, chi phí hoạt động, phần lợi nhuận biên của NHTM.

Hai là, từ lãi suất cơ bản, các TCTD chủ động ấn định lãi suất kinh doanh của mình

với lãi suất cho vay ngắn hạn VND đuợc cộng biên độ không quá 0,3%/tháng; lãi suất cho vay trung và dài hạn đuợc cộng biên độ không quá 0,5%/tháng. Mức biên độ này cộng với lãi suất cơ bản, chúng tôi cho rằng bảo đảm đuợc việc bù đắp chi phí hoạt động, chi phí bù rủi ro cũng nhu lợi nhuận biên trong hoạt động tín dụng của TCTD, vì lãi suất cơ bản đuợc hình thành trên cơ sở lãi suất cho vay khách hàng tốt nhất (khoản vay có mức rủi ro thấp nhất).

Mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng cũng đuợc quản lý theo biên độ trong bảng trên và có thể thấy lãi suất cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này phổ biến ở mức: 1,05-1,3%/tháng tùy theo thời hạn khoản vay là ngắn hạn hay trung dài hạn. Xu huớng mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng trong giai đoạn này cũng đuợc giảm dần theo mức điều chỉnh giảm dần theo lãi suất cơ bản khi NHNN cơng bố. Tuy nhiên, có một ngun tắc đuợc phép quy định tại Khoản 1, Điều 4 Quyết định 241/QĐ-NHNN1 là các hợp đồng tín dụng đã ký kết truớc thời điểm NHNN cơng bố lãi suất cơ bản (kể cả chua giải ngân hoặc giải ngân 01 phần) thì việc xem xét điều chỉnh theo mặt bằng lãi suất mới hay không do TCTD quyết định.

Một phần của tài liệu Lãi suất cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2012 2014 thực trạng và khuyến nghị khoá luận tốt nghiệp 284 (Trang 105 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w