6. Kết cấu của luận án
1.2 Một số khái niệm liên quan
1.2.5 Thành công SPC trong doanh nghiệp
Kết quả của việc áp dụng thành công SPC mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp. Việc xác định được các tiêu chí thể hiện rằng doanh nghiệp đã áp dụng thành công SPC, sẽ giúp có được một đánh giá chính xác việc áp dụng phương pháp
này trong các doanh nghiệp.
Một trong những kết quả khi sử dụng phương pháp SPC trong các doanh nghiệp là để nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí. Sản phẩm có chất lượng cao ln là tiêu chí quan trọng để làm hài lòng khách hàng, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, và họ luôn muốn sở hữu những hàng hóa chất lượng cao nhưng ở mức giá cạnh tranh.
Doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp này vào quản lý sản xuất luôn mong muốn đạt
được một mức chất lượng ổn định thông qua các cơng cụ kiểm sốt và q trình quản
lý. Các nghiên cứu của nhiều tác giả cũng cùng chung nhận định rằng nâng cao chất
lượng là một trong những tiêu chí mà doanh nghiệp ln mong muốn đạt được khi áp dụng SPC. Và họ coi đây là một trong những tiêu chí xác định thành cơng hay không (Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002; Grigg, 2004; Rohani, Mohd, & Mohamad, 2009). Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng với sự tham gia ít hơn của máy móc, thiết bị và con người, tiết kiệm nguyên vật liệu, thời gian và những nguồn lực khác. Tất cả những nỗ lực này nhằm mục đích là giảm chi phí sản xuất để từ đó cải thiện kết quả
kinh doanh cũng như tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Phương pháp SPC mục đích cũng để loại bỏ đi biến động, giảm lãng phí, và cải tiến liên tục từ đó làm
giảm chi phí sản xuất. Từ lý thuyết cũng khẳng định, cải thiện kết quả kinh doanh
cũng là tiêu chí quan trọng thể hiện thành công khi áp dụng phương pháp SPC (Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002; Grigg, 2004; Rohani, Mohd, & Mohamad, 2009; Jadhav & Jadhav, 2013).
Tiếp sau đó, SPC cịn tác động đến thái độ và hành vi của người lao động. Đây cũng là tiêu chí để đánh giá xem dự án SPC triển khai trong doanh nghiệp có thành
cơng hay khơng. Từ lý thuyết cũng khẳng định thực hiện SPC giúp nâng cao nhận thức về kiểm soát chất lương, người lao động thêm tâm huyết hơn với tổ chức, hài lòng hơn trong công việc, giảm bớt các tiêu cực đối với tổ chức, giảm số buổi nghỉ và vắng mặt,
đồng thời tăng số người tham gia vào thực hành SPC (1986; Griffin, 1988; Lopes,
Nunes, Sousa, & Esteves, 2011; Rantama, Tiainen, & Kassi, 2013). Bên cạnh đó, từ lý thuyết cũng chỉ ra, để đạt được hiệu quả cao sau khi áp dụng SPC đòi hỏi phải có một bộ phận phụ trách riêng về SPC. Tại các doanh nghiệp thực hiện SPC có xu hướng dịch chuyển sang sản xuất linh hoạt ở những bộ phận sản xuất chính, đồng thời quyền
hạn và tính chủ động trong việc ra quyết định của các nhân viên kỹ thuật cũng tăng
lên, hoạt động thảo luận nhóm thường xuyên hơn giữa những thành viên trong nhóm chất lượng để làm rõ mối quan hệ giữa các bước trong quy trình sản xuất (Does,
Schippers, & Trip, 1997; Awaj, Singh, & Amedie, 2013).
Ngồi ra, SPC cịn ảnh hưởng đến năng lực quy trình sản xuất (Cp, Cpk ) của các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy thực hành SPC trong các doanh nghiệp làm cho hiệu quả của quá trình tăng lên và thời gian vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm giữa các bộ phận giảm xuống (Knowles, Johnson, & Warwood, 2004; Mats, Johan, & Bengt, 1999; Srikaeo, Furst, & Ashton, 2005; Sultana, Razive, & Azee, 2009; Mahesh & Prabhuswamy, 2010). Ngồi thành cơng của SPC được đánh giá qua những kết quả ở trên. Từ lý thuyết cũng chỉ ra áp dụng SPC trong doanh nghiệp làm tăng sự hài lòng của khách hàng; tăng thị phần; và kiểm soát nội bộ tốt hơn (Sower, 1990; Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002; Daniels, 2005).
Tất cả những kết quả thể hiện thành công ở trên, theo Wilkinson (1992) các kết quả đó có thể được chia theo hai khía cạnh: Thứ nhất, khía cạnh chất lượng
cứng bao gồm một loạt các yếu tố liên quan đến quản lý kỹ thuật sản xuất, kiểm
sốt q trình triển khai các chức năng chất lượng, phản ánh định hướng công tác
quản lý sản xuất trong doanh nghiệp; Thứ hai, khía cạnh chất lượng mềm chú ý, quan tâm hơn đến việc thiết lập nhận thức của người sản xuất, làm tăng hài lòng
khách hàng và cải thiện khả năng cũng như kinh nghiệm quản lý. Trong luận án nghiên cứu của tác giả, kết quả của việc thực hiện SPC thành công cho biết rằng SPC được giới thiệu vào các tổ chức là do các doanh nghiệp muốn nâng cao chất
lượng quy trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể trên khía cạnh chất lượng chia ra thành hai loại: Chất lượng cứng; Và chất lượng mềm (Cheng & Dawson, 1998; Deleryd, Deltin, & Klefsjö, 1999). Chi tiết các yếu tố này sẽ được