6. Kết cấu của luận án
2.1 Đề xuất mơ hình nghiên cứu
2.1.1 Mơ hình nghiên cứu lý thuyết
Xác định các yếu tố để việc thực hiện SPC một cách tốt và thuận lợi nhất, đó được coi là các yếu tố thành công. Nghiên cứu các yếu tố để thực hiện thành công SPC
của Rungasamy và cộng sự (2002) trong các doanh nghiệp sản xuất của Anh là một trong những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực nàỵ Bên cạnh đó một loạt các
nghiên cứu khác cũng chỉ ra như: Evans & Mahanti (2012) trong các công ty phần mềm của Ấn Độ; Rohani và cộng sự (2009) trong các doanh nghiệp sản xuất của
Malaysia; Antony & Taner (2003); Antony, Alejandro, & Taner, (2000); Xie & Goh (1999) cũng đề cập tới những yếu tố nàỵ
Việc lựa chọn những yếu tố nào để nghiên cứu trong mơ hình thực hiện thành công SPC trong điều kiện các doanh nghiệp của Việt Nam, phụ thuộc vào khoảng
trống nghiên cứu, đặc điểm của các doanh nghiệp, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đồng thời tác giả cũng dựa vào gợi ý của các chuyên gia khi phỏng vấn sâu để từ đó
Từ tổng quan nghiên cứu được tổng hợp trong (bảng 1.2) cho thấy có 14 yếu tố thành cơng SPC trong các doanh nghiệp, nếu lựa chọn tất cả các yếu tố này để thực
hiện khảo sát kết quả sẽ khơng tập trung, đồng thời cũng gây khó khăn trong việc thu thập số liệu để phân tích và nghiên cứụ Do vậy tác giả sẽ lựa chọn những yếu tố thành công từ những nghiên cứu trước, những nghiên cứu gần với mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu của tác giả.
Nghiên cứu của Grigg (2004) với 72 doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và
đồ uống; nghiên cứu của Phyanthamilkumaran và Fernando (2008) trong các doanh
nghiệp sản xuất điện tử; nghiên cứu của Evans & Mahanti (2012) với 30 doanh nghiệp trong ngành công nghệ phần mềm, do không cùng đối tượng khảo sát với nghiên cứu của tác giả, do vậy không lựa chọn các yếu tố thành công từ ba nghiên cứu nàỵ
Đối với ngành sản xuất nói chung cùng tham gia vào nghiên cứu, là nghiên cứu
của Rungasamy & cộng sự (2002) với 33 doanh nghiệp sản xuất của nhiều lĩnh vực; nghiên cứu của Does & cộng sự (1997) với 140 phiếu khảo sát từ 02 công ty; Rungtusanatham & cộng sự (1999) với 09 công ty sản xuất của Thụy Điển; Gordon & cộng sự (1994) với 31 công ty sản xuất. Các nghiên cứu này đươc thực hiện với đối
tượng nghiên cứu rất đa dạng ngành nghề, không trùng với đối tượng khảo sát của tác
giả, đồng thời số mẫu nghiên cứu cũng chưa đủ lớn để đảm bảo tin cậỵ
Đối với những doanh nghiệp cơng nghiêp, cơ khí chế tạo có những nghiên cứu
của Gordon & cộng sự (1994); Harris & Yit (1994); Xie & Goh (1999); Bobinson & cộng sự (2000); Antony & Taner (2003); Rohani & cộng sự (2009); Sharmar & Manjeet (2014) với các yếu tố thành công đã được hầu hết các nghiên cứu này chỉ ra gồm (i) Cam kết của lãnh đạo; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Đào tạo và giáo dục; (iv) Tập
trung vào q trình; (v) Vai trị của bộ phận chất lượng; (vi) Thực hiện SPC. Đồng thời nghiên cứu được thực hiện với số mẫu lớn, kết quả thu được là đáng tin cậỵ Do đó tác giả sẽ kế thừa những yếu tố thành công trong các nghiên cứu này để xây dựng mơ hình nghiên cứu của tác giả. Lý do lựa chọn các yếu tố này là vì:
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết
Thứ nhất: Các yếu tố này đã được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu trong
những điều kiện khác nhau, chủ yếu là của các nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực SPC như: Does và cộng sự (1997); Xie và Goh, (1999); Rungtusanatham và cộng sự, (1999); Antony (2000); Rungasamy và cộng sự (2002); Antony và cộng sự (2003). Các kết quả thu được là đáng tin cậỵ
Thứ hai: Dựa trên mục tiêu, đối tượng và các câu hỏi nghiên cứu mà luận án
hướng tới, tác giả tiến hành tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công
SPC trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo, có điểm tương đồng với
các nghiên cứu trước.
Thứ ba: Việt Nam là một quốc gia có những đặc thù riêng, nền kinh tế mới
chuyển đổi và đang phát triển, trình độ ứng dụng và phát triển cơng nghệ cịn nhiều
hạn chế, năng suất và chất lượng còn chưa cao, năng lực cạnh tranh yếụ Với bối cảnh
đó, thì kết quả của các nghiên cứu trước chưa hồn tồn giải thích được chính xác các Cam kết của lãnh đạo cấp cao
Rohani & cộng sự (2009) Antony & cộng sự (2003) Xie & Goh (1999)
Làm việc nhóm
Rohani & cộng sự (2009) Antony & cộng sự (2003) Rungasamy & cộng sự (2002)
Đào tạo và giáo dục về SPC
Rohani & cộng sự (2009) Antony & cộng sự (2003) Rungasamy & cộng sự (2002)
Vai trò của bộ phận chất lượng
Rohani & cộng sự (2009)
Tập trung vào quá trình
Rohani & cộng sự (2009) Antony & cộng sự (2003)
Triển khai thực hiện SPC
Rohani & cộng sự (2009) Lưu trữ dữ liệu Rungasamy & cộng sự (2002) THÀNH CÔNG SPC 1. Chất lượng (cứng) 2. Chất lượng (mềm)
Cheng & Dawson (1998) Deleryd, Deltin, & Klefsjö (1999)
mối quan hệ này trong doanh các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy vẫn cần có thêm các nghiên cứu về chủ đề nàỵ
Thứ tư: Các nghiên cứu trước kết quả chỉ ra cũng không đồng nhất, tác giả
muốn thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam để kiểm định lại các kết quả nghiên cứu
trước trong bối cảnh nghiên cứu đặc thù của nước ta, xem xét các yếu tố được nghiên cứu có cùng kết luận hay khơng.
Các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu bao gồm:
Cam kết của lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy việc triển khai thành công SPC, đó
khơng chỉ là trách nhiệm đối với tổ chức, đồng thời còn thể hiện mối quan tâm của người quản lý. Khi các cam kết về thực hiện và nguồn lực được đưa ra sẽ giúp việc
triển khai SPC đi theo đúng hướng, đưa ra những điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề, và tạo ra môi trường thuận lợi, tác động mạnh đến ý thức của những người lao động,
khuyến khích tất cả mọi người cùng tham gia (Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002). Làm việc nhóm là việc tương tác giữa các thành viên để tận dụng kiến thức, kỹ năng, và ý chí của tất cả mọi người, đặc biệt là sức mạnh của tinh thần tập thể, để giải quyết các vấn đề, từ đó thúc đẩy hiệu quả cơng việc cao hơn. Mỗi cá nhân từ những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp được tập hợp lại thành các nhóm, mặc dù họ chéo nhau về chức năng và công việc những sẽ mang đến sự hài hòa trong giải quyết vấn đề (Antony, 2000; Antony, Alejandro, & Taner, 2000; Does, Schippers, & Trip, 1997).
Đào tạo và giáo dục về SPC là việc hướng dẫn, cung cấp, và giảng dạy các kỹ năng
hay kiến thức, giúp người học nắm vững những tri thức, kĩ năng một cách có hệ thống.
Đào tạo về SPC nên được bắt đầu cho người quản lý cấp cao trước, rồi đến các cấp quản
lý thấp hơn. Nội bộ doanh nghiệp nên có chương trình đào tạo lẫn nhau, sử dụng dữ liệu trong quá trình sản xuất của mình. Nội dung đào tạo nói rõ lợi ích của SPC, và cung cấp thông tin về mọi mặt của SPC (Antony, 2000; Antony, Alejandro, & Taner, 2000).
Tập trung vào quá trình, để làm ra một sản phẩm hầu hết đều phải thông qua các bước hay một loạt các quá trình khác nhau, và chúng đều góp phần hướng tới chất lượng.
Điều quan trọng là phải biết rõ mối quan hệ giữa các bước, các bộ phận trong quy trình
sản xuất theo cả hai chiều ngược và xuôi, đồng thời xác định xem bộ phận nào nên được thực hiện trước. Để làm được điều này thì cần phải có sự hỗ trợ của người quản lý kết hợp với sử dụng sơ đồ quy trình và sơ đồ nhân quả trong quản lý. (Antony, 2000).
Vai trò của bộ phận chất lượng, giúp hỗ trợ thực hiện SPC trong doanh nghiệp, bao gồm: kỹ thuật, phương pháp, giám sát và công tác tổ chức. Đồng thời tư vấn, huấn luyện, và giải đáp các thắc mắc về SPC, để cuối cùng họ sẽ tự mình có thể làm. Bên cạnh
đó, bộ phận chất lượng cũng phải thể hiện thêm vai trị của mình là làm sao thay đổi nhận
thức cho tất cả nhân viên trong thực hành SPC. Bộ phận chất lượng đứng ra tổ chức
những buổi nói chuyện chuyên đề, từ đó thúc đẩy các nhân viên tự tìm hiểu và trao đổi với nhau để thực hiện SPC (Does, Schippers, & Trip, 1997; Evans & Mahanti, 2012).
Triển khai thực hiện SPC, liên quan đến công tác tổ chức thực hiện, làm như thế nào mà phải thu hút sự chú ý và quan tâm của tất cả mọi người trong tổ chức.
Để làm được điều này địi hỏi phải có một kế hoạch thực hiện bài bản, đồng bộ, từ
thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch, triển khai thực hiện, và đánh giá kết quả hoạt động. Phương pháp SPC cần được triển khai thơng qua các nhóm cải tiến chất lượng đến từ những bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp (Rohani, Mohd, & cộng sự, 2009).
Bên cạnh các yếu tố được lựa chọn ở trên, tác giả bổ sung thêm yếu tố Lưu trữ dữ liệu để trở thành mơ hình nghiên cứu mới của mình. Việc bổ sung thêm yếu tố Lưu trữ dữ liệu là vì: Lưu trữ dữ liệu, là các hành động được thực hiện và các chính sách được thiết lập để đảm bảo rằng kiến thức quan trọng về bất kỳ quy trình nào cũng được
xem xét, ghi lại và cập nhật khi có sự thay đổi (Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1999). Thực hiện phương pháp SPC đòi hỏi một nguồn dữ liệu đầy đủ, nhất quán, đáng tin cậy, chính xác và kịp thời, điều này phụ thuộc vào công tác thu thập và lưu trữ dữ
liệụ Mặc dù yếu tố này sẽ gây ra những khó khăn và những khoản chi phí trong doanh nghiệp. Tuy nhiên dữ liệu là cần thiết, nó được xem như yếu tố đầu vào của quá trình
vận hành SPC. Vì vậy, lưu trữ và thu thập dữ liệu cần phải được xác nhận đó là một yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó việc theo dõi, khai thác, chỉnh sửa dữ liệu là cách để cải
thiện chất lượng dữ liệụ Ngoài ra, dữ liệu cần được duy trì trong kho lưu trữ mà các thành viên của nhóm nên truy cập để áp dụng SPC (Rungasamy, Antony, & Ghosh,
2002; Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1999).
Chất lượng được chia theo hai khía cạnh: Thứ nhất, khía cạnh chất lượng cứng bao gồm một loạt các yếu tố liên quan đến quản lý kỹ thuật sản xuất, kiểm sốt q
trình triển khai các chức năng chất lượng, phản ánh định hướng công tác quản lý sản
xuất trong doanh nghiệp. Thứ hai, khía cạnh chất lượng mềm chú ý, quan tâm hơn đến việc thiết lập nhận thức của người sản xuất, làm tăng hài lòng khách hàng và cải thiện khả năng cũng như kinh nghiệm quản lý. (Rohani & cộng sự, 2009; Cheng & Dawson, 1998; Deleryd, Deltin, & Klefsjö, 1999)
Từ những nhận định trên, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu dựa trên mơ hình nghiên cứu của mình nhằm tìm ra những yếu tố tác động phù hợp và kết quả đạt
Trong luận án nghiên cứu của tác giả, kết quả của việc thực hiện SPC thành công cho biết rằng SPC được đưa vào các tổ chức là do các doanh nghiệp muốn cải thiện chất lượng quy trình sản xuất và đáp ứng nhu cầu khách hàng.