Tổng thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 73 - 74)

6. Kết cấu của luận án

2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.2 Tổng thể nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là những doanh nghiệp sản xuất cơ khí chế tạo tại Việt Nam. Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, việc nghiên cứu tất cả các doanh nghiệp Việt Nam là một tham vọng quá lớn. Vì vậy, đề tài giới

hạn đối tượng để khảo sát nghiên cứu là các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, quy mô vừa và nhỏ chủ yếu trong các khu và cụm cơng nghiệp tại Hà Nội, từ đó việc nghiên cứu sẽ dễ thực hiện hơn, kết quả cũng có ý nghĩa hơn.

Cả nước có tổng số 340.000 doanh nghiệp, trong đó nhóm Cơng nghiệp chế

biến chế tạo khoảng 55.000, có 97,6% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2014, pp. 36,50).

Theo Bộ khoa học công nghệ, năm 2015 phần lớn công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp là rất lạc hậu so với trung bình của thế giới, mức độ rất lạc hẫu chiếm

52%, múc độ trung bình là 38%, trong khi mức độ thiết bị hiện đại chiếm khoảng 10% (Công nghệ Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ với thế giới, 2015). Năng lực quản trị và điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất

trong môi trường cạnh tranh. Công tác đào tạo để nâng cao tay nghề và trình độ cho

người lao động khơng được chú trọng, vì họ nhận thấy rằng hoạt động này là khá tốn

kém về chi phí cũng như thời gian. Bên cạnh đó, khả năng làm việc theo nhóm yếu, thiếu hợp tác giữa những người lao động trong đơn vị, khơng có sự chia sẻ lẫn nhau, là

điểm dễ nhân thấy trong các doanh nghiệp của Việt Nam. Trong khi đó lại chính là

những yếu tố góp phần tăng hiệu quả công viêc (Hương, 2016).

Riêng đối với ngành cơ khí chế tạo, cả nước có hơn 3.000 doanh nghiệp. Sự

phân bố không đều, mà tập trung chủ yếu tại Hà Nội, TPHCM. Khoảng 50% các

doanh nghiệp cơ khí là chế tạo, lắp ráp; và còn lại là sửa chữạ Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), mục tiêu phát triển ngành cơ khí Việt Nam sẽ đáp

ứng 40% - 50% nhu cầu (thời điểm năm 2010), nhưng đến nay chỉ đáp ứng được 20%

- 25% nhu cầu trong nước (Đẩy nhanh phát triển ngành cơng nghiệp cơ khí, 2018).

Đa số các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không sử dụng hoặc do nguồn lực con người,

hay bản chất công việc, đồng thời nằm rải rác, nên khảo sát sẽ không hiệu quả về mặt chi phí và thời gian, và kết quả cũng khơng đại diện. Do đó, đề tài tập trung vào doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, tập trung tại các khu và các cụm cơng nghiệp, vì khi được đầu tư tập trung vào những nơi này chủ doanh nghiệp có lý do để thực hiện nhiều phương pháp

quản lý trong đó có SPC, để kiểm sốt tốt hơn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình. Qua tổng quan tài liệu cho thấy thực hiện SPC chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất nói chung, trong đó có sản xuất cơng nghiệp, cơ khí nói riêng, do vậy lựa chọn

các doanh nghiệp này của tác giả là phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)