Thang đo Triển khai thực hiện SPC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 65 - 67)

Tên biến Nội dung Nguồn thang đo

Triển khai thực hiện SPC

1. SPC được thực hiện tại những bộ phận

khác nhau trong doanh nghiệp.

2. SPC được thực hiện theo một kế hoạch bài bản.

3. SPC đang được thực hiện bởi các nhóm

cải tiến chất lượng.

4. Phần lớn người thực hiện SPC có cơng việc liên quan với nhau

Rohani, Mohd, & cộng sự (2009)

Lưu trữ dữ liệu (DUP)

Lưu trữ dữ liệu, là các hành động được thực hiện hay thiết lập các chính sách để

đảm bảo rằng kiến thức quan trọng về bất kỳ quy trình nào cũng được xem xét, ghi lại

và cập nhật khi có sự thay đổi (Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1999). Thu

thập dữ liệu, các kiến thức và sự thay đổi về quy trình phải được triển khai liên tục và thường xuyên để đảm bảo rằng nội dung thơng tin của bất kỳ quy trình nào đều được

cập nhật thường xuyên khi có thay đổị Đặc biệt, trong q trình quản lý, địi hỏi phải

thu thập dữ liệu về quá trình sản xuất, các dữ liệu này đòi hỏi phải phù hợp, đáng tin

cần được triển khai nghiêm túc để cải thiện chất lượng dữ liệụ Ngoài ra, các dữ liệu cần phải được duy trì trong một kho lưu trữ mà các thành viên trong nhóm có thể truy cập để áp dụng SPC (Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002; Rungtusanatham,

Anderson, & Dooley, 1999).

Bảng 2.8: Thang đo Lưu trữ dữ liệu:

Tên biến Nội dung Nguồn thang đo

Lưu trữ dữ liệu 1. Thu thập dữ liệu về quá trình được thực hiện thường xuyên.

2. Dữ liệu thu thập được phải đầy đủ, chính xác, tin cậỵ

3. Dữ liệu cần được lưu trữ để sử dụng/ tiếp cận cho những lần saụ

4. Bảo quản tốt dữ liệu, và hiệu chỉnh khi cần thiết.

Rungasamy,

Antony, & Ghosh (2002)

2.1.3.2. Biến phụ thuộc

Kết quả áp dụng thành công SPC đã được chỉ ra trong phần tổng quan nghiên cứu trong mục 1.3.2. Cụ thể các nghiên cứu chỉ ra thành công của SPC như: Tăng cường truyền thơng giữa các phịng ban; Sự hài lịng của khách hàng được cải thiện; Giảm chi phí, giảm biến đổi trong quá trình; Và nâng cao chất lượng sản phẩm (Harris & Yit, 1994; Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1999; Antony, 2000). Trong mơ hình nghiên cứu của tác giả, kết quả của việc thực hiện SPC thành công được thể hiện trên khía cạnh chất lượng. Theo quan điểm của Rohani & cộng sự (2009) chất lượng

được chia theo hai khía cạnh: Thứ nhất, khía cạnh chất lượng cứng bao gồm một loạt

các yếu tố liên quan đến quản lý kỹ thuật sản xuất, kiểm sốt q trình triển khai các

chức năng chất lượng, phản ánh định hướng công tác quản lý sản xuất trong doanh

nghiệp. Thứ hai, khía cạnh chất lượng mềm chú ý, quan tâm hơn đến việc thiết lập

nhận thức của người sản xuất, làm tăng hài lòng khách hàng và cải thiện khả năng cũng như kinh nghiệm quản lý. Trong nghiên cứu của mính, tác giả sử dụng các thang

đo cứng, mềm của Rohani & cộng sự (2009).

Thang đo chất lượng khía cạnh cứng (QPHA): Chủ yếu liên quan đến các kết

quả hữu hình, phản ánh định hướng công tác quản lý sản xuất như: tỷ lệ phế liệu thừa, tỷ lệ làm lại sản phẩm hỏng, năng suất được cải thiện, khả năng thay đổi quy trình

giảm và cải thiện chi phí, việc phân phối sản phẩm được tốt hơn (Rohani & cộng sự, 2009; Cheng & Dawson, 1998; Deleryd, Deltin, & Klefsjö, 1999).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)