6. Kết cấu của luận án
1.2 Một số khái niệm liên quan
1.2.6 Các công cụ thống kê trong SPC
Nhiều chuyên gia tư vấn chất lượng và những người sử dụng SPC đã gợi ý rằng có 07 cơng cụ cơ bản (truyền thống) được Ishikawa tập hợp và giới thiệu năm 1985,
Mizuno (1988) đã giới thiệu 07 công cụ mới, một số tác giả khác cho rằng có từ 12 đến 15 cơng cụ khác nhau (Caulcutt, 1996). Cụ thể phần bên dưới sẽ trình bày về các
cơng cụ trong kiểm sốt chất lượng.
Các cơng cụ thống kê được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến gồm 07 công cụ (7QC Tools) bao gồm: (i) Phiếu kiểm tra (Check Sheet); (ii) Biểu đồ nguyên nhân- kết quả (Cause and Effect Diagram); (iii) Biểu đồ kiểm soát (Control Chart); (iv) Biểu
đồ phân tán (Scatter Diagram); (v) Biểu đồ lưu tình (Process Flow Chart); (vi) Biểu đồ
Pareto (Pareto Chart); (vii) Biểu đồ tần suất (Histogram) (Ishikawa, 1985; Oakland J. S., Statistical Process Control, 2003; Diện, 1994).
Hình 1.3: Các cơng cụ thống kê cơ bản
Phiếu kiểm tra (Check Sheet): Dùng để ghi nhận lý do sản phẩm bị trả lại,
nguyên nhân gây ra các khuyết tật, vị trí xuất hiện các khuyết tật, kiểm tra công việc cuối cùng hoặc trưng cầu ý kiến khách hàng.
Biểu đồ Pareto (Pareto Chart): Được dùng để liệt kê các khuyết tật cho thấy sự
đóng góp của mỗi một khuyết tật đến kết quả chung, và xác định chi phí thiệt hại cho
từng khuyết tật.
Biểu đồ tần suất (Histogram Chart): Là biểu đồ phân bố mật độ, dùng để đo
tần số xuất hiện của đối tượng nghiên cứu, cho biết rõ hình ảnh sự thay đổi của dữ
liệụ Từ đó cung cấp thơng tin, hình ảnh trực quan của tập hợp dữ liệu về sự biến động của quá trình.
Biểu đồ phân bố (Scatter Diagram): Tác dụng là để trình bày các mối quan hệ
giữa 02 bộ số liệu có liên hệ hoặc để xác nhận hay bác bỏ mối liên hệ.
Biểu đồ nguyên nhân kết quả (Cause and Effect Diagram): Là biểu đồ giúp tìm
ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề cần nghiên cứu gồm nguyên nhân chính.
Dùng để phân tích các mối liên hệ nhân quả, từ đó tạo thuận lợi cho việc giải quyết
vấn đề, tạo sự ổn định và cải tiến quá trình.
Biểu đồ lưu trình (Process Flow Chart): Là biểu đồ mô tả các bước thực hiện
một quá trình từ lúc bắt đầu đến kết thúc thơng qua các hình hay các ký hiệụ Tác dụng
để xây dựng các bước thực hiện một quá trình, tạo điều kiện cho thực hiện, cải tiến
liên tục.
Biểu đồ kiểm soát (Control Chart): Dùng để cho biết sự biến động của sản xuất
trong khoảng thời gian nhất định, đồng thời để xác định thời điểm cải tiến q trình. Ngồi ra, khi có sự hỗ trợ của cơng nghệ và trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp có các cơng cụ mới (7 New QC Tools) cho phép thực hiện các kỹ thuật phân tích cao hơn trong những ngành mới, đã được Mizuno (1988) giới thiệu trong cuốn sách của
mình gồm có: (viii) Biểu đồ tương đồng (Affinity diagram); (ix) Biểu đồ ma trận
(Matrix diagram); (x) Biểu đồ quan hệ (Relation diagram); (xi) Phân tích dữ liệu theo phương pháp ma trận (Matrix Data Analysis); (xii) Sơ đồ quá trình ra quyết định
(PDPC-Process Dedision Program Chart); (xiii) Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram);
(ixv) Biểu đồ cây (Tree diagram).
Biểu đồ tương đồng (Affinity Diagram): Được sử dụng để giải quyết những vấn
đề chính, mang tính nổi cộm. Đây là một cơng cụ rất có hiệu quả để phân tích tìm ra
vấn đề cần giải quyết trong rất nhiều các vấn đề khác, công cụ này cho phép lựa chọn và sắp xếp vấn đề khi tình trạng cịn đang chưa rõ ràng, khó xác định.
Biểu đồ quan hệ (Relation diagram): Là một cơng cụ cho việc tìm kiếm giải
giai đoạn lập kế hoạch để đạt được tầm nhìn rộng trong tình trạng chung. Từ đó giúp sẽ xác định được vấn đề ưu tiên một cách chính xác đồng thời chỉ ra mỗi quan hệ giữa các nguyên nhân nàỵ
Sơ đồ cây (Tree Diagram): Sơ đồ này chỉ ra các hướng cần thực hiện, và xác
định các mục tiêu lớn thông qua các mục tiêu nhỏ và những hành động phù hợp để đạt được mục tiêu đó.
Phân tích dữ liệu theo phương pháp ma trận (Matrix Data Analysis): Biểu đồ
phân tích dữ liệu ma trận dễ dàng giúp tìm ra mức độ ưu tiên cho các giải pháp khi
thực hiện mục tiêu cải tiến, biểu đồ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như khảo sát thị trường, lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới, phân tích q trình…
Sơ đồ ma trận (Matrix Diagram): Mục đích của sơ đồ ma trận để xác định hành
động cần thực hiện và chỉ ra người chịu trách nhiệm thực hiện. Có nhiều loại biểu đồ
ma trận như chữ L, T... ma trận thường được lập sau khi nhận biết được mối quan hệ giữa các yếu tố.
Sơ đồ quy trình ra quyết định (PDPC): Quy trình này giúp ta chỉ ra tất cả các sự
kiện có thể xảy ra trong giai đoạn thực hiện cũng như trong dự kiến, từ đó có các biện pháp chủ động để khắc phục những vấn đề nàỵ Sơ đồ quy trình này được sử dụng để lập kế hoạch đồng thời quy trình này cịn được sử dụng để giúp các hoạt động trở lại quỹ đạo mong muốn một cách nhanh chóng theo như kế hoạch.
Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram): Là một loại biểu đồ chỉ ra thời gian biểu được sử dụng trong kỹ thuật xem xét và đánh giá, biểu đồ sử dụng các nút hay mũi tên
cho các sự kiện và hoạt động để lập kế hoạch và giám sát. Đây là một công cụ rất hữu ích khi chúng ta muốn lên kế hoạch cho một nhiệm vụ phức tạp hay một dự án. Với sự giúp đỡ của cơng cụ này giúp ta có thể theo dõi sự tiến tiến độ một cách hiệu quả.
Mỗi một cơng cụ có ưu, nhược điểm riêng, mỗi công cụ lại phù hợp với từng công việc, doanh nghiệp và mục tiêu cụ thể trong qúa trình sản xuất ví dụ như: Phiếu kiểm tra phù hợp với việc thu thập, ghi thơng tin hàng ngày của máy móc thiết bị, còn biểu đồ Pareto giúp chỉ ra đâu là nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại, trong khi
biểu đồ Nguyên nhân kết quả sẽ tìm ra lỗi xuất phát chính từ đâụ Sơ đồ lưu trình cho biết tuần tự các bước công việc được thực hiện. Để thực hiện tốt việc kiểm sốt quy trình địi hỏi người quản lý phải có kỹ năng, kinh nghiệm sử dụng đúng các công cụ,
đúng chỗ và kết hợp về tính năng giữa các cơng cụ lại với nhau thì mới mang lại hiệu