Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 118 - 120)

6. Kết cấu của luận án

4.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Từ thực tế của các DNVN trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập đang diễn ra một cách nhanh chóng như hiện naỵ Việc nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua

ứng dụng các phương pháp, các công cụ quản trị là một trong những hướng ưu tiên

quan trọng hàng đầu của các DNVN. Phương pháp SPC được phát triển vào đầu

những năm 1920 nhằm giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho đến nay phương pháp này đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới

áp dụng để quản lý và họ cũng đã rất thành công. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là giúp cho những nhà quản lý nhận diện được những yếu tố có ảnh hưởng

đến thực hiện thành cơng SPC trong các doanh nghiệp. Qua đó nhằm thúc đẩy việc

triển khai ứng dụng rộng rãi phương pháp này trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra:

Thứ nhất, Tác giả tổng hợp các khái niệm về SPC, và một số khái niệm liên quan. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành tổng quan lý thuyết, phân tích các nghiên cứu về SPC trên các khía cạnh khác nhau, là: (i) Xây dựng quy trình thực hiện SPC; (ii) Các yếu tố thực hiện thành công SPC trong doanh nghiệp; (iii) Áp dụng thành công SPC trong các doanh nghiệp. Từ đó có cơ sở để xây dựng mơ hình nghiên cứu cho luận án.

Thứ hai, tác giả đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu, thơng qua tổng quan

nghiên cứu, dựa trên câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết của mình. Mơ hình nghiên cứu ban đầu gồm có 07 biến độc lập: (i) Cam kết của lãnh đạo; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Đào tạo và giáo dục; (iv) Tập

trung vào q trình; (v) Vai trị của bộ phận chất lượng; (vi) Thực hiện SPC; và (vii) Lưu trữ dữ liệụ Và 02 biến phụ thuộc gồm: (i) Chất lượng cứng; (ii) Chất lượng mềm. Sau khi tiến hành đánh giá và kiểm định giá trị của các thang đo, mơ hình nghiên cứu chính thức vẫn cịn 07 biến độc lập như ban đầu và 02 biến phụ thuộc là: (i) Chất

lượng mềm; (ii) Và Chất lượng cứng. Tất cả những yếu tố này đều phù hợp với những mơ hình nghiên cứu trước đâỵ

Thứ ba, kết quả nghiên cứu của tác giả mà luận án đã chỉ ra trong phần này đã

trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 01 và câu hỏi số 02, đó là: Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng các biến độc lập (các yếu tố thành công )với những biến phụ thuộc

(thành công SPC) là khác nhau, cụ thể:

Kết quả nghiên cứu theo chất lượng cứng, thể hiện ảnh hưởng giữa 07 biến độc lập và 01 biến phục thuộc (chất lượng cứng). Giá trị cụ thể, thể hiện mức độ tác động có sự khác biệt so với những nghiên cứu trước đây, thể hiện những điểm mới của

nghiên cứu, mối quan hệ giữa biến của mơ hình nghiên cứu có trong phương trình hồi quy sau:

QPHA = 0,434+ 0,185TMC+ 0,131TW+ 0,138TR+ 0,136QD+ 0,177DP+ 0,210DUP+ ε

QPHA: Chất lượng cứng

TMC: Cam kết của lãnh đạo cấp cao TW: Làm việc nhóm;

TR: Đào tạo và giáo dục về SPC QD: Vai trò của bộ phận chất lượng DP: Thực hiện SPC

DUP: Cập nhật dữ liệu

ε: Là sai số ngẫu nhiên

Mức độ ảnh hưởng đến áp dụng thành công SPC được sắp xếp lần lượt theo thứ tự giảm dần, dựa trên hệ số Beta, đó là: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao: 0,202; (ii) Lưu trữ dữ liệu: 0,185; (iii) Thực hiện SPC: 0,158; (iv) Đào tạo và giáo dục về SPC: 0,144; (v) Vai trò của bộ phận chất lượng: 0,141; (vi) Làm việc nhóm: 0,126.

Kết quả nghiên cứu theo chất lượng mềm, thể hiện mối quan hệ giữa 07 biến

độc lập và 01 biến phục thuộc (chất lượng mềm). Mối quan hệ giữa các biến độc lập

QPSA = 0,134+ 0,155TMC+ 0,162TW+ 0,126TR+ 0,107QD+ 0,187DP+ 0,160DUP+ ε

QPSA: Chất lượng mềm

TMC: Cam kết của lãnh đạo cấp cao TW: Làm việc nhóm;

TR: Đào tạo và giáo dục về SPC QD: Vai trò của bộ phận chất lượng DP: Thực hiện SPC

DUP: Cập nhật dữ liệu

ε: Là sai số ngẫu nhiên

Mức độ ảnh hưởng đến áp dụng thành công SPC được sắp xếp lần lượt theo thứ tự giảm dần, dựa trên hệ số Beta, đó là: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao: 0,165;(ii)

Thực hiện SPC: 0,163; (iii) Làm việc nhóm: 0,152; (iv) Lưu trữ dữ liệu: 0,144; (v)

Đào tạo và giáo dục về SPC: 0,128; (vi) Vai trò của bộ phận chất lượng: 0,109.

Thứ ba, kết quả phân tích anovạ

Với mơ hình thứ nhất, theo hướng chất lượng cứng, ảnh hưởng của nhóm Quy

mơ và hình thức sở hữu doanh nghiệp đến thành công SPC, kết quả cho thấy dữ liệu không thể sử dụng trong phân tích anovạ Bên cạnh đó kết quả phân tích anova cũng chỉ ra ảnh hưởng của nhóm tuổi đời đến thành cơng SPC, nhưng chưa có cơ sở để kết luận có sự khác biệt giữa chất lượng cứng với tuổi đời của doanh nghiệp.

Với mơ hình thứ hai, theo hướng chất lượng mềm cho thấy, ảnh hưởng của

nhóm tuổi đời đến thành cơng SPC, tuy nhiên dữ liệu cho thấy chưa có cơ sở để kết

luận. Cịn ảnh hưởng của nhóm quy mơ cho thấy quy mô nhỏ ảnh hưởng đến thành

công SPC hơn quy mơ vừa và lớn. Ảnh hưởng của nhóm hình thức sở hữu đến thành công SPC cho thấy nhóm tư nhân ảnh hưởng mạnh hơn nhóm cổ phần nhà nước và

nhà nước đến thành công của dự án SPC.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)