Những đóng góp mới của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 126 - 127)

6. Kết cấu của luận án

4.3 Những đóng góp mới của nghiên cứu

Từ các kết quả nghiên cứu đạt được trong luận án của tác giả cho thấy, những

phát hiện mới của luận án đã có đóng góp thêm về mặt lý luận, học thuật, và thực tiễn trong điều kiện kinh tế các doanh nghiệp của Việt Nam, cụ thể là:

4.3.1 Đóng góp về lý luận

Kết quả nghiên cứu một lần nữa đã khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến

áp dụng thành công SPC của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế chuyển

đổi tại Việt Nam. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có nền kinh tế với

tính đặc thù và những đặc điểm riêng của nó. Đó là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước với đa dạng hình

thức sở hữụ Với những đặc thù riêng như vậy, những kết quả nghiên cứu trước

đây liệu có phù hợp với đặc thù nền kinh tế của Việt Nam hay không? Kết quả

nghiên cứu đã chỉ ra sự phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành

công SPC trong những doanh nghiệp của Việt Nam. Đóng góp này đã mở ra

hướng nghiên cứu mới về chủ đề này trong điều kiện nền kinh tế mới chuyển đổi nói chung cũng như sự đa dạng của những nền kinh tế khác. Như vậy đối với đặc thù của Việt Nam, nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng

thành công SPC của các doanh nghiệp.

Với mơ hình thứ nhất là ảnh hưởng của các yếu tố áp dụng SPC thành công tới (chất lượng cứng) bao gồm 06 yếu tố: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Làm

việc nhóm; (iii) Đào tạo và giáo dục về SPC; (iv) Vai trò của bộ phận chất lượng; (v) Thực hiện SPC; (vi) Cập nhật dữ liệụ Trong đó yếu tố Cam kết của lãnh đạo cấp cao; Lưu trữ dữ liệu; và Thực hiện SPC là ba yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến

thành công SPC.

Mức độ ảnh hưởng đến áp dụng thành công SPC lần lượt theo thứ tự là: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Lưu trữ dữ liệu:; (iii) Thực hiện SPC; (iv) Đào tạo và

giáo dục về SPC; (v) Vai trò của bộ phận chất lượng; (vi) Làm việc nhóm.

Trong mơ hình thứ hai, ảnh hưởng của các yếu tố áp dụng SPC thành công

(chất lượng mềm) bao gồm 06 yếu tố (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Đào tạo và giáo dục về SPC; (iv) Vai trò của bộ phận chất lượng; (v) Thực hiện SPC; (vi) Lưu trữ dữ liệụ Trong đó yếu tố Cam kết của lãnh đạo cấp cao; Thực

hiện SPC; và Làm việc nhóm là những yếu tố có tác động mạnh nhất đến thực hiện

Mức độ ảnh hưởng đến áp dụng thành công SPC được sắp xếp lần lượt theo thứ tự giảm dần, đó là: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao;(ii) Thực hiện SPC; (iii) Làm việc nhóm; (iv) Lưu trữ dữ liệu; (v) Đào tạo và giáo dục về SPC; (vi) Vai trò của bộ phận chất lượng.

4.3.2 Đóng góp về thực tiễn

Ngồi những đóng góp trên khía cạnh lý luận, việc thực hiện SPC thành cơng trong quản lý hoạt động sản xuất hàng ngày cịn có nhữn đóng góp trên khía cạnh thực tiễn, cụ thể là: Với điều kiện đặc thù của Việt Nam, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy được mức độ tác động của từng yếu tố thực hiện thành công SPC

trong các doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến công tác tổ chức thực hiện SPC, vai trò của người lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, và tầm quan trọng của lưu trữ dữ liệụ Từ tổng quan tài liệu cũng cho thấy lợi ích của SPC trong điều hành và quản lý doanh

nghiệp, từ đó làm tăng nhận thức về tầm quan trọng của SPC trong quản lý hoạt động sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)