Thành công SPC trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 44 - 52)

6. Kết cấu của luận án

1.3 Các hướng nghiên cứu về thành công SPC

1.3.3 Thành công SPC trong các doanh nghiệp

SPC được ứng dụng rộng khắp và phổ biến tại các nước phát triển, trong nhiều ngành nghề khác nhau như: Ơ tơ, cơng nghiệp phụ trợ, sản xuất điện tử, thực phẩm,

gỗ, sản xuất khuôn mẫu, và ngành dịch vụ, đặc biệt trong những công ty lớn như

Chrysler, Ford, General Motors, Honda, Toyota (Rohani, Mohd, & Mohamad, 2009; Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1999; Does, Schippers, & Trip, 1997). Việc áp dụng thành công SPC mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp. Các tiêu chí thể hiện rằng doanh nghiệp đã áp dụng thành công SPC, sẽ giúp có được một đánh giá chính xác việc áp dụng phương pháp này trong các doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của Deleryd và cộng sự (1999); Mats & cộng sự (1999); Grigg (2004); Rungasamy & cộng sự (2002); Và nghiên cứu của Rohani & cộng sự (2009) cho thấy SPC được triển khai trong các tổ chức với thành cơng mang lại trên những khía cạnh khách nhau: (i) Chất lượng và yếu tố kinh tế; (ii) Thái độ và hành vi của người lao động; (iii) Cấu trúc của tổ chức; (iv) Năng lực quy trình; Và (v) một số yếu tố khác.

Theo các nghiên cứu của Cheng & Dawson (1998); Deleryd và cộng sự (1999); Mats & cộng sự (1999); Grigg (2004); Rungasamy & cộng sự (2002); Grigg (2004); Và Jadhav & Jadhav (2013) cho thấy SPC được thực hiện trong một tổ chức với

thành công mang lại: (i) Nâng cao chất lượng sản xuất; (ii) Cải thiện kết quả kinh doanh; (iii) Tác động đến thái độ và hành vi của người lao động; (iv) Tác động đến

cấu trúc của tổ chức; (v) Và một số yếu tố khác. Tuy nhiên theo Rohani & cộng sự (2009), các yếu tố này có thể chia theo hai khía cạnh: Thứ nhất, khía cạnh chất lượng cứng chủ yếu liên quan đến các kết quả hữu hình, các yếu tố liên quan đến quản lý kỹ

thuật sản xuất, kiểm sốt q trình triển khai các chức năng chất lượng, phản ánh

định hướng công tác quản lý sản xuất như: tỷ lệ phế liệu thừa, tỷ lệ làm lại sản phẩm

hỏng, năng suất được cải thiện, khả năng thay đổi quy trình giảm và cải thiện chi phí, việc phân phối sản phẩm được tốt hơn (Rohani & cộng sự, 2009; Cheng & Dawson, 1998; Deleryd, Deltin, & Klefsjư, 1999). Từ đó tiết kiệm thời gian sản xuất, nguyên vật liệu, tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất. Thứ hai, khía cạnh chất lượng mềm chú ý, quan tâm hơn đến việc thiết lập nhận thức của người sản xuất, của khách hàng, và những kết quả vơ hình đạt được như: Sự hài lòng của khách hàng được cải thiện, người lao động có thêm kinh nghiệm đảm bảo chất lượng, và khả năng cạnh

tranh của công ty cải thiện, từ đó tạo dựng một hình ảnh tốt với các khách hàng

(Rohani & cộng sự, 2009; Cheng & Dawson, 1998; Deleryd, Deltin, & Klefsjư, 1999). Từ đó làm tăng hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, làm hài lòng khách hàng hơn.

1.3.3.1 Thành cơng trên khía cạnh chất lượng cứng

Từ tổng quan lý thuyết cho thấy, những nghiên cứu đã chỉ ra các tác động tích cực sau khi SPC được thực hiện trong các doanh nghiệp, chủ yếu liên quan đến các kết quả hữu hình, phản ánh định hướng công tác quản lý sản xuất như: tỷ lệ phế liệu thừa, tỷ lệ làm lại sản phẩm hỏng, năng suất được cải thiện, khả năng thay đổi quy trình

giảm và cải thiện chi phí, thời gian luân chuyển giữa các bộ phận sản xuất đã được cải thiện tốt hơn (Rohani & cộng sự, 2009; Cheng & Dawson, 1998; Deleryd, Deltin, & Klefsjö, 1999). Cụ thể:

Trong nghiên cứu về hai công ty sản xuất điện của Hansel (1985), kết quả

phân tích cho thấy khi thực hiện SPC trong công ty thứ nhất làm cho chất lượng sản phẩm được cải thiện 177%, cịn trong cơng ty thứ hai chất lượng quá trình lắp ráp

tăng lên 63% trong thời gian 5 năm. Ngoài ra một nghiên cứu khác của Gordon & cộng sự (1994) với 159 người quản lý của 31 cơng ty có tham gia vào chương trình năng suất-chất lượng cùng với trường Đại học Tennessee, với hai mẫu phiếu khảo sát

được gửi đến những người quản lý từ các phòng ban của 31 công ty trong khoảng

thời gian 24 tháng. Kết quả phân tích cho thấy, sau hai năm chuẩn bị và thực hiện SPC đã làm cho chất lượng sản phẩm của các công ty này được cải thiện đáng kể

(Gordon, Philpot, Bounds, & Long, 1994). Bên cạnh đó, nghiên cứu từ 33 cơng ty sản xuất vừa và nhỏ của Anh trong các lĩnh vực sản xuất ơ tơ; thiết bị điện; máy bay; nhựa; hóa chất; dệt may và giấy của nhóm tác giả Rungasamy & cộng sự (2002), phân tích

kết quả khảo sát cho thấy có 38% doanh nghiệp sử dụng đầy đủ tất cả các công cụ

trong SPC cịn lại 62% có sử dụng một số các công cụ, đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy SPC được áp dụng trong các doanh nghiệp này đã kéo theo chi phí sản xuất giảm thỏa mãn đúng lý do mà họ mong muốn thực hiện SPC. Ngoài ra, trong một dự án

nghiên cứu điển hình tại xí nghiệp 406 sau khi được lựa chọn là đơn vị đủ điều kiện để tham gia vào Chương trình Quốc gia “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng”

nhằm “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, sau khi sử dụng các công cụ chất lượng của SPC cho thấy: các sai lỗi đã giảm, tăng sản lượng trung bình 188 tấn/ tháng tương đương 376 triệu đồng/ tháng (Viện năng suất Việt Nam, 2015).

Nghiên cứu tại công ty đúc xi lanh ô tô của Ấn Độ, kết quả cuối cùng cho thấy sản phẩm bị hỏng giảm từ 12,3% xuống còn 6,6%, khiếm khuyết của sản phẩm liên quan đến nhiệt độ đã giảm 50% Jadhav & Jadhav (2013). Bên cạnh đó báo cáo của

Chandna & Chandra (2009) trong công ty TATA motor của Ấn Độ chuyên sản xuất thiết bị cho ô tơ và máy xúc, gồm có: trục khuỷu, trục dầm, thanh truyền, trục cam, kết quả đã chỉ ra SPC được triển khai trong công ty thực sự đã mang lại hiệu quả

khích lệ khi tỷ lệ sản phẩm bị loại bỏ giảm từ 2,43% xuống 0,21%, và tỷ lệ sản phẩm bị làm lại giảm còn 2,15% so với ban đầu là 6,63%, đồng thời nghiên cứu cũng phát hiện hơn 80% sản phẩm bị loại bỏ và làm lại là do các lỗi như rèn chồng lên nhau hay rỗ bề mặt. Ngồi ra nghiên cứu của Daniels (2005) trong cơng ty sản xuất bánh cũng cho biết đã giảm tỷ lệ phế liệu bị loại bỏ đến 40%. Báo cáo của Awaj, Amedie (2013) trong công ty sản xuất chai thủy tinh của Ethiopia cho biết tỷ lệ sản phẩm khuyết tật giảm xuống từ 23,44% còn 13,51% sau khi triển khai thực hiện SPC. Sử dụng một số phương pháp thông kê để giải quyết các vấn đề về chất lượng cho một

số dụng cụ y tế tại nhà máy Y cụ II Bộ y tế, cụ thể: phát hiện ra 414 kéo bị khuyết tật với các loại khuyết tật là: độ so le 2 mũi kéo (32,6%); góc mài sắc (30,2%); độ cứng 19,1%; độ bóng lớp mạ 12,1%; khe hở 2 mũi kéo 6%; Số các khuyết tật quy ra giá trị là: độ bóng mạ 76,8%; độ cứng 12,2%; so le 2 mũi kéo 5,2%; góc mài sắc 4,8%; khe hở 2 mũi kéo 1% (Diện, 1994).

Bên cạnh những tác động tích cực ở trên, SPC cũng được nhiều nghiên cứu chỉ ra cịn ảnh hưởng tích cực đến năng lực quy trình sản xuất (Cp, Cpk ) của các doanh nghiệp, cụ thể: Nghiên cứu của Mahesh & cộng sự (2010) trong doanh nghiệp sản xuất bột giặt của Ấn Độ, thông qua SPC đã cho thấy trong bốn dây chuyền sản xuất đều có các sản phẩm không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật với số liệu lần lượt là: 22,36% dây

chuyền số một, 31,21% dây chuyền số hai, 21,48% dây chuyền số ba, và dây chuyền số bốn là 19,49%, điều đó cho thấy mức độ biến đổi trong sản xuất giảm xuống so với ban đầụ Chỉ số năng lực quy trình Cp và Cpk được cải tiến đáng kể trên cả bốn dây

chuyền. Nghiên cứu của Mats & cộng sự (1999) về các yếu tố để thực hiện thành công khi xem xét năng lực của quy trình sản xuất trong 09 cơng ty của Thụy Điển. Kết quả cho thấy thực hành SPC trong các doanh nghiệp làm cho hiệu quả của quá trình tăng lên và thời gian vận chuyển giảm xuống. Thông qua nghiên cứu của Srikaeo & cộng sự (2005) tại một công ty sản xuất bánh của Australia, kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian 10 tháng áp dụng SPC để kiểm sốt q trình sản xuất đã làm cho năng lực quy trình Cpk tăng từ 0,6 lên gần 1,33. Tại công ty sản xuất bột ngọt của Anh, một nghiên cứu để kiểm soát mức độ biến động của độ ngọt, sau 12 tháng thực hiện SPC trong kiểm sốt q trình sản xuất, kết quả là: với khoản đầu tư 13.000£ về SPC đã

tiết kiệm 290.000£, đồng thời năng lực quy trình Cpk tăng từ 0,5 lên 1,6 (Knowles,

Johnson, & Warwood, 2004). Nghiên cứu của Prajapati (2012) trong ngành cơng nghiệp sản xuất ơ tơ ở phía Bắc của Ấn Độ sau khi sử dụng biể đồ xương cá và biểu

đồ kiểm sốt thì chỉ số năng lực quy trình Cpk đạt được là 0,953. Trong báo cáo của

Hansel (1985) cũng chỉ ra thực hiện SPC năng suất được cải thiện đến 91% trong

công ty thứ nhất, và cải thiện 40% độ tin cậy của sản phẩm với công ty thứ hai trong thời gian 05 năm. Bên cạnh đó một nghiên cứu khác trong nhà máy sản xuất thuốc lá của Bangladesh chỉ ra thực hiện các công cụ của SPC thì tình trạng máy ít bị hỏng hơn thời gian trước, từ đó năng suất của máy tăng lên (Sultana, Razive, & Azee,

2009). Nghiên cứu của Manson & Dale (1989) trong 02 doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử sau khi thực hiện SPC làm cho quá trình biến đổi giảm và kết quả của quá trình sản xuất tăng.

1.3.3.2 Thành cơng trên khía cạnh chất lượng mềm

Chất lượng, khía cạnh mềm chủ yếu liên quan đến thiết lập nhận thức của người sản xuất, lợi ích cho khách hàng, và những kết quả vơ hình đạt được như: Sự hài lòng của khách hàng được cải thiện, người lao động trong doanh nghiệp có thêm kinh

nghiệm đảm bảo chất lượng, khả năng cạnh tranh của công ty cải thiện, từ đó tạo dựng một hình ảnh tốt với các khách hàng (Rohani & cộng sự, 2009; Cheng & Dawson,

1998; Deleryd, Deltin, & Klefsjö, 1999).

Cụ thể, Thực hiện SPC trong các doanh nghiệp sản xuất khn mẫu thì phàn nàn của khách hàng đã giảm xuống, luận án của (Sower, 1990). Bên cạnh đó theo

Oakland & Followell (1990) cũng nói rõ SPC giúp cho thị phần của doanh nghiệp tăng. Thực hiện tốt SPC còn làm tăng mối quan hệ với khách hàng và tăng sự hài lòng

trong công việc (Chaudhry & Higbie, 1989; Manson & Dale, 1989). Còn (Daniels, 2005) cũng cho biết hài lòng của khách hàng đã tăng từ 75% năm 2001 lên 100% vào năm 2004 trong tổng số khách hàng trên toàn nước Mỹ. Rungasamy & cộng sự (2002) cho biết, doanh nghiệp đã làm hài lòng khách hàng hơn và kiểm soát tốt nội bộ sau khi thực hiện SPC.

Bên cạnh đó, thực hiện SPC trong doanh nghiệp giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng, làm cho người lao động thêm tâm huyết hơn với tổ chức, hài lịng hơn trong cơng việc, từ đó giảm bớt các tiêu cực đối với tổ chức. Cụ thể

một số nghiên cứu đã chỉ rõ: Trong nghiên cứu về nhiệm vụ của 73 công nhân với tám chu trình chất lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp của Griffin (1988), nghiên cứu cố gắng tìm hiểu xem trong thời gian 03 năm, với các khóa đào tạo SPC ngắn hạn được

triển khai trong các doanh nghiệp này thì có ảnh hưởng như thế nào đến người lao động. Kết quả cho thấy, thái độ và hành vi của người lao động đã được cải tiến như: người lao

động tâm huyết hơn với tổ chức, ý định bỏ thuốc lá và hài lòng hơn trong cơng việc. Tuy

nhiên, các khóa học này chỉ ảnh hưởng trong thời gian 18 tháng đầu, còn sau đó hầu như khơng cịn ảnh hưởng. Đồng thời, nghiên cứu của Michell & cộng sự (1986) tại một

công ty chuyên sản xuất và lắp ráp tại miền đông Hoa Kỳ, trong tổng số 109 người đủ

điều kiện để tham gia vào trương trình thử nghiệm, nghiên cứu cho thấy những người

công nhân được đào tạo về SPC có xu hướng giảm bớt các tiêu cực đối với tổ chức, đồng thời năng suất cũng được cải thiện và tỷ lệ vắng mặt đã giảm. Nghiên cứu của

nhóm tác giả Gordon & cộng sự (1994) cũng nhận thấy triển khai SPC làm tăng số người công nhân thực hành SPC trong các công ty nàỵ Ngoài ra nghiên cứu của Rantamaki và cộng sự (2013) tại công ty bột giấy của Phần Lan, kết quả cho thấy sau khi triển khai 07 QC tại công ty cho thấy mức độ biến đổi trong q trình sản xuất đã giảm, qua đó nhận được nhiều sự đồng tình ủng hộ của người lao động trong cơng ty, từ

đó mà họ nhận thấy SPC sẽ không thể tách rời hoạt động sản xuất hàng ngày của họ.

Cùng với quan điểm của Rantamaki và cộng sự, thì kết quả nghiên cứu của (Lopes,

Nunes, Sousa, & Esteves, 2011) từ 83 doanh nghiệp sản xuất trong những ngành khác nhau của Bồ Đào Nha, kết quả là nhận thức của người lao động về nâng cao chất lượng trong sản xuất được nâng lên. Nghiên cứu của Daniels (2005) cũng cho biết mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc tăng từ mức bảy lên mức tám trong tổng số mười mức hài lịng trong cơng ty sản xuất bánh của Mỹ.

Khi thực hiện SPC cho chương trình cải tiến chất lượng, để đạt được hiệu quả cao địi hỏi phải có một bộ phận phụ trách riêng, đồng thời quyền hạn và tính chủ động trong việc ra quyết định của các nhân viên kỹ thuật cũng tăng lên, hoạt động thảo luận

nhóm thường xuyên hơn để làm rõ mối quan hệ giữa các bước trong quy trình sản

xuất. Trong nghiên cứu xây dựng mơ hình để thực hiện SPC tại các doanh nghiệp của Does và cộng sự (1997), để thành cơng địi hỏi các doanh nghiệp phải thành lập một

bộ phận riêng phụ trách về SPC gồm có: người phụ trách cao nhất, bên dưới là một hội

đồng kiểm soát chất lượng và dưới cùng là các nhóm hành động (PATs - Process

Actions Teams). Người đứng đầu đưa ra cam kết đồng thời theo dõi việc thực hiện của hội đồng kiểm sốt thơng qua báo cáọ Hội đồng kiểm soát bao gồm những cá nhân ở những bộ phận khác nhau có trách nhiệm khởi xướng và kiểm sốt hoạt động của các nhóm hành động, hướng dẫn và viết báo cáo để trình người quản lý cấp caọ Các

nhóm hành động PATs là những người trực tiếp sản xuất từ những bộ phận khác

nhau, mỗi nhóm từ 2 đến 5 người chuyên hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ

về SPC. Nghiên cứu của Lee (1988) tập trung vào chương trình cải tiến chất lượng theo cách quản lý của người Nhật đối với những doanh nghiệp sản xuất điện tử của

Mỹ và Nhật Bản đang hoạt động tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những doanh nghiệp thực hiện nhiều chương trình cải tiến chất lượng thì có xu hướng dịch chuyển sang sản xuất linh hoạt ở những bộ phận sản xuất chính. Bên cạnh đó Mintzberg

(1979) cũng nói rõ cơng nghệ ngày càng phát triển, và sản xuất tự động sẽ thay thế những người lao động chân tay, từ đó mà hoạt động sản xuất trì trệ sẽ dịch chuyển sang sản xuất linh hoạt, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra công nghệ càng phức tạp

thì mức quyền hạn, tính chủ động của các nhân viên kỹ thuật cũng tăng lên. Ngoài ra khi nghiên cứu doanh nghiệp sản xuất chai thủy tinh của Awaj & cộng sự (2013) tại Ethiopia, kết quả nghiên cứu cho thấy để triển khai SPC địi hỏi phải hình thành đội

kiểm sốt chất lượng, các đội kiểm sốt này thường xun thảo luận nhóm để tìm ra các ý tưởng hay, nhằm giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất, đồng thời có trách

nhiệm hướng dẫn sử dụng các cơng cụ để phân tích vấn đề để làm rõ hơn mối quan hệ giữa các bước trong quy trình sản xuất.

Tóm lại: Mặc dù các cách tiếp cận được thực hiện trên nhiều góc độ khác

nhau, nhưng thành công của việc áp dụng SPC được thể hiện rất rõ ràng trên hai khía cạnh sau: Thứ nhất, khía cạnh chất lượng cứng bao gồm một loạt các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)