Các yếu tố thực hiện thành công SPC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 35 - 44)

6. Kết cấu của luận án

1.3 Các hướng nghiên cứu về thành công SPC

1.3.2 Các yếu tố thực hiện thành công SPC

Để quản trị hiệu quả hơn, doanh nghiệp đã thực hiện phương pháp SPC vào trong

quản lý. Đến nay, đã có một loạt các nghiên cứu chỉ ra các yếu tố làm nên thành cơng của chương trình SPC trong doanh nghiệp. Qua nghiên cứu các tài liệu, một số tác giả và nhóm các tác giả đã chỉ ra các yếu tố làm nên thành công khi thực hiện SPC trong doanh nghiệp. Cách thức nghiên cứu để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng tới thực hiện

SPC thành công được thực hiện theo hai hướng: Thứ nhất: Nghiên cứu (định tính) dựa

trên kinh nghiệm của bản thân và sự thành công của các doanh nghiệp điển hình để chỉ ra các yếu tố thực hiện SPC thành công; Thứ hai: Các nghiên cứu thực nghiệm (định

lượng) thông qua các dự án nghiên cứu thực tế được triển khai với các doanh nghiệp.

1.3.2.1 Các nghiên cứu định tính

Nghiên cứu của Does & cộng sự (1997): Khi đưa ra quy trình các bước để thực

hiện SPC trong doanh nghiệp, dựa trên thành công của một số công ty trong lĩnh vực sản xuất, nhóm nghiên cứu đã gợi ý nên chia thành bốn giai đoạn để thực hiện SPC, đó là: (i) Nhận thức; (ii) Thử nghiệm; (iii) Thực hiện trong sản xuất; và (iv) Thiết lập mục tiêu cho TQM. Kết quả nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 07 yếu tố để triển khai SPC thành công gồm: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Các biểu đồ kiểm soát; (iv) Xác định quá trình ưu tiên; (v) Xác định các đặt tính quan trọng của chất lượng; (vi) Phân tích hệ thống đo lường; (vii) Nghiên cứu thử nghiệm.

Nghiên cứu của Xie & Goh (1999): Xuất phát từ ba khía cạnh chính, đó là:

Quản lý; Con người; và Vận hành doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã xác định được 06

yếu tố để triển khai thành công SPC trong mơi trường sản xuất cơng nghiệp đó là: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Đào tạo và giáo dục về SPC; (iv) Xác định quá trình ưu tiên; (v) Xác định các đặt tính quan trọng của chất lượng;

(vi) Trao đổi và chia sẻ kiến thức. Ngồi ra nhóm tác giả cũng nêu ra được sự cần thiết liên quan đến kỹ thuật thống kê, phân tích biểu đồ Pareto và yêu cầu phải làm đúng

ngay từ đầụ

Nghiên cứu của Antony (2000): Antony đã chỉ ra 10 yếu tố quan trọng để

làm nên thành công của mỗi chương trình SPC trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ gồm: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Đào tạo và giáo dục về SPC;

(iii) Làm việc nhóm; (iv) Xác định q trình ưu tiên; (v) Xác định các đặc tính quan trọng của chất lượng; (vi) Phân tích hệ thống đo lường; (vii) Các biểu đồ kiểm soát; (viii) Trao đổi và chia sẻ kiến thức; (ix) Nghiên cứu thử nghiệm và (x) Sử dụng

hay khơng địi hỏi người thực hiện có thêm các kỹ năng như: quản lý; thống kê; làm việc nhóm; và lập kế hoạch.

Nghiên cứu của Robinson & cộng sự (2000): Xuất phát từ lý do có nhiều cơng ty thực hiện SPC gặp khó khăn, và họ đã khơng hài lịng với kết quả của các

chương trình SPC mang lại cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, nhóm tác giả đã xây

dựng mười hai bước để thực hiện SPC. Đồng thời nghiên cứu của nhóm cũng chỉ ra có 07 yếu tố để thực hiện thành công SPC trong các doanh nghiệp đó là: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Các biểu đồ kiểm soát(iv) Đào tạo và giáo dục về SPC; (v) Xác định q trình ưu tiên; (vi) Xác định đặc tính quan trọng của chất lượng và (vii) Nghiên cứu thử nghiệm.

Nghiên cứu của Antony & Taner (2003): Khi xây dựng các bước để triển khai

SPC trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Anh, nghiên cứu cho rằng cần tập trung vào bốn vấn đề, đó là: (i) Quản lý; (ii) Kỹ thuật; (iii) Kỹ năng thống kê; và (iv) Kỹ năng làm việc theo nhóm. Từ đó nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 08 yếu tố dẫn tới thành cơng khi thực hiện SPC đó là: (i) Cam kết và tham gia của lãnh đạo cấp cao; (ii) Đào tạo và

giáo dục về SPC; (iii) Nghiên cứu thử nghiệm; (iv) Làm việc nhóm; (v) Phân tích hệ thống đo lường; (vi) Xác định các đặc tính quan trọng của chất lượng; (vii) Các biểu đồ

kiểm soát; (viii) Giải thích các biểu đồ kiểm sốt. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu đã so

sánh các quy trình để thực hiện SPC của những tác giả trước, từ đó làm cơ sở để xây dựng một quy trình mới để thực hiện SPC trong môi trường sản xuất công nghiệp.

Nghiên cứu của Sharma & Manjeet (2014): Về ứng dụng phương pháp SPC

trong việc tìm kiếm, phân tích nguyên nhân của biến đổi để loại bỏ các vấn đề về chất lượng, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ có tham gia vào sản xuất phụ trợ cho ngành ô tô. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện các quy trình mà cịn giúp đạt được vị trí cạnh tranh. Đồng thời kết quả nghiên

cứu cũng chỉ ra việc áp dụng SPC đòi hỏi sự chuẩn bị các nguồn lực kỹ lưỡng: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Đào tạo và giáo dục về SPC; (iii) Làm việc nhóm; (iv)

Phân tích hệ thống đo lường; (v) Nghiên cứu thử nghiệm (Sharma & Manjeet, 2014).

1.3.2.2 Các nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu của Gordon & cộng sự (1994): Với 159 bảng hỏi được trả lời từ

những người quản lý của 31 công ty có tham gia vào chương trình năng suất-chất lượng cùng với trường Đại học Tennessee của Mỹ. Trong thời gian 24 tháng, kết quả

cho thấy 03 yếu tố để triển khai SPC thành công trong các doanh nghiệp này là: (i)

Nghiên cứu của Harris & Yit (1994): Nghiên cứu 12 cơng ty sản xuất thép từ

phía Bắc của nước Mỹ để tìm ra các yếu tố để thực hiện SPC thành công trong những công ty này, đồng thời cũng chỉ ra các rào cản gặp phải khi thực hiện SPC trong các

doanh nghiệp. Nghiên cứu chủ yếu tập trung khảo sát bốn đối tượng: (i) Người quản lý cấp cao; (ii) Người quản lý cấp trung; (iii) Những người giám sát; (iv) Người vận hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 04 yếu tố làm nên thành công của mỗi một chương trình SPC trong các doanh nghiệp nàỵ Các yếu tố gồm có: (i) Đào tạo và giáo dục về SPC; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Cam kết lãnh đạo cấp cao; (iv) Các biểu đồ kiểm soát (Harris & Yit, 1994).

Nghiên của Rungtusanatham và cộng sự (1997): Nghiên cứu của nhóm về việc tổ chức và thực hiện phương pháp SPC trong các doanh nghiệp, với mong muốn xác định một tập hợp những chính sách cần thiết để thực hiện thành công SPC trong các doanh nghiệp, để từ đó như là một bộ cơng cụ giúp các doanh nghiệp có thể sử

dụng để đánh giá những thiếu sót và khám phá các cơ hội cải tiến trong việc thực hiện SPC. Kết quả thu về 140 phiếu trả lời từ hai doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) để chỉ ra các yếu tố sau đây: (i) Đào tạo và giáo dục về SPC; (ii) Sử dụng biểu đồ kiểm soát; (iii) Hỗ trợ kỹ thuật; (iv) Bước kiểm tra cuối cùng; (v) Có các đội cải tiến chất lượng ; (vi) Cách lấy mẫu; (vii) Hiểu biết về quá trình.

Nghiên cứu của Deleryd và cộng sự (1999): Nghiên cứu tìm hiểu về kinh nghiệm triển khai phương pháp SPC trong các doanh nghiệp nhỏ để cải thiện năng lực quy trình sản xuất. Trong chín cơng ty sản xuất của Thụy Điển, nghiên cứu được thực hiện trên ba tiêu chí là: (i) Tiếp cận SPC; (ii) Triển khai SPC; và (iii) Kết

quả đã được khi ứng dụng SPC. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hiện SPC để

kiểm sốt năng lực quy trình đã giúp các doanh nghiệp này đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể: cải thiện năng lực quy trình; giảm tỷ lệ sản phẩm bị loại; Giảm

thời gian vận chuyển; Cải thiện môi trường làm việc; Sản xuất được tốt hơn; và một số vấn đề khác. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra 06 yếu tố để thực hiện thành

cơng chương trình SPC trong các doanh nghiệp này, Gồm có: (i) Cam kết của lãnh

đạo cấp cao; (ii) Giới thiệu về SPC; (iii) Đào tạo và giáo dục về SPC; (iv) Hỗ trợ

liên tục; (v) Truyền thông; (vi) Kết cấu phù hợp

Nghiên cứu của Rungasamy & cộng sự (2002): Thông qua khảo sát trực tiếp 33 doanh nghiệp vừa nhỏ của Anh (SMEs- Small and Medium-sized Enterprises) từ những ngành nghề sản xuất khác nhau như: Tự động hóa; Điện tử;

hưởng đến thành công khi thực hiện SPC trong các doanh nghiệp. Qua tổng quan

tài liệu nghiên cứu chỉ ra 12 yếu tố (với 43 biến quan sát) tạo nên thành công của chương trình SPC doanh nghiệp. Phiếu khảo sát được gửi đến những người làm

công tác quản lý chất lượng, kỹ thuật và quản lý cấp cao nhất trong doanh nghiệp thông qua gửi thư qua đường bưu điện. Kết quả nghiên cứu cho thấy thông qua

phương pháp Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo có 10 yếu tố để

thực hiện SPC trong doanh nghiệp gồm: (i) Các biểu đồ kiểm soát; (ii) Trao đổi và chia sẻ kiến thức; (iii) Lưu giữ và cập nhật dữ liệu về q trình; (iv) Xác định các đặt tính quan trọng của chất lượng; (v) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (vi) Phân tích

hệ thống đo lường; (vii) Xác định quá trình ưu tiên; (viii) Sử dụng phần mềm SPC; (ix) Đào tạo và giáo dục về SPC; (x) Làm việc nhóm. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra các lý do chính để các doanh nghiệp thực hiện SPC, tỷ lệ các doanh nghiệp

thực hiện hoàn toàn hay một phần SPC trong toàn bộ doanh nghiệp, đồng thời sắp xếp được thứ tự các yếu tố để thực hiện SPC từ quan trọng nhất đến ít quan trọng

nhất. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có nhược điểm là số lượng mẫu của nghiên cứu ít (33 doanh nghiệp) chưa đủ tính đại diện, nghiên cứu chỉ mang tính thống kê mơ tả, dừng lại ở đánh giá độ tin cậy của các thang đọ

Nghiên cứu của Grigg (2004): Nghiên cứu đã mô tả và phân loại việc thực hiện

SPC thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả bên ngoài và bên trong của tổ chức, đối với việc sử dụng SPC để cải tiến và kiểm sốt tốt hơn quy trình trong các cơ sở sản xuất

thực phẩm và đồ uống ở Anh. Với kết quả 72 phiếu khảo sát thu về từ các doanh nghiệp cho thấy, phương pháp SPC đã giúp cho các doanh nghiệp này cải tiến liên tục. Bên cạnh

đó nghiên cứu cũng nói rõ để thực hiện thành công SPC thuộc vào các nhân tố bên trong

và ngoài doanh nghiệp như: Những lời khuyên; Thông tin; Mạng lưới kinh doanh; hỗ trợ của khách hàng; Áp lực cạnh tranh; Kinh nghiệm của nhà cung ứng; Quản lý; Kỹ thuật; Kệ thống chất lượng... Nói tóm lại nghiên cứu của Grigg chỉ ra 5 yếu tố để thực hiện SPC thành công là: (i) Cam kết của lãnh đạo; (ii) Sự hiện diện của người quản lý; (iii) Đào tạo về chất lượng; (iv) Sử dụng quy trình chất lượng; (v) Hệ thống chất lượng hiện tạị

Nghiên cứu của Phyanthamilkumaran và Fernando (2008): Nghiên cứu xem xét vai trị của thay đổi văn hố trong mối quan hệ giữa các yếu tố thực hiện thành công dự án SPC tại tám công ty đa quốc gia trong vùng Penang và Kulim của

Malaysia, đối với những công ty sản xuất thiết bị điện và điện tử. Nghiên cứu xem xét 07 yếu tố chính làm nên thành cơng của các dự án SPC trong các cơng ty này, đồng

Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu của Phyanthamilkumaran và Fernando

Nguồn: Phyanthamilkumaran & Fernando, (2008)

Tổng số 130 bảng hỏi thu về, kết quả cho thấy tầm quan trọng của bộ phận chất lượng và truyền thông trực tiếp ảnh hưởng đến thành công của các dự án SPC trong

các công ty điện và điện tử. Bộ phận Chất lượng được yêu cầu để hướng dẫn quá trình với SPC và giống như một nhà tư vấn trong quá trình nàỵ Tuy nhiên, cần trao đổi

thông tin giữa các thành viên và chia sẻ kiến thức về SPC giữa họ. Bên cạnh đó, sự tương tác giữa biến điều tiết cho thấy rằng làm việc theo nhóm có một mối quan hệ

đáng kể với sự thành công của các dự án SPC trong các công ty nàỵ

Nghiên cứu của Rohani & cộng sự (2009): Mục đích là sử dụng mơ hình cấu

trúc SEM để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố thực hiện thành công SPC với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện với 326 phiếu thu về từ các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp ơ tơ của Malaysiạ

Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu của Rohani & cộng sự

Nguồn: Rohani, Mohd, & Mohamad, (2009)

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ giữa 06 yếu tố để triển khai

SPC thành công gồm: (i) Vai trị của bộ phận chất lượng; (ii) Làm việc nhóm; (iii) Đào tạo và giáo dục SPC; (iv) Triển khai SPC; (v) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; và (vi)

THÀNH CÔNG SPC

(doanh nghiệp điện/ điện tử Malaysia)

CÁC YẾU TỐ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG SPC

1. Cam kết của quản lý cấp cao 2. Vai trò của bộ phận chất lượng

3. Người lao động được đào tạo và thực hành 4. Truyề thông

5. Dự án SPC

6. Kỹ thuật và kỹ năng thống kê

7. Làm việc nhóm Thay đổi văn hóa

THÀNH CƠNG SPC

CÁC YẾU TỐ THỰC HIỆN THÀNH CƠNG SPC

1. Vai trị của bộ phận chất lượng 2. Làm việc nhóm

3. Đào tạo và giáo dục (SPC)

4. Triển khai SPC

5. Cam kết của lãnh đạo cấp cao 6. Tập trung vào quá trình

Tập trung vào q trình, với (i) Chất lượng khía cạnh cứng; (ii) Chất lượng khía cạnh mềm (iii) Và kết quả kinh doanh (Rohani, Mohd, & Mohamad, 2009).

Nghiên cứu của Evans & Mahanti (2012): Nghiên cứu được tiến hành với các

công ty phần mềm của Ấn Độ đã được cấp chứng chỉ (CMM - Certification in Meeting

Management). Qua tổng quan tài liệu nghiên cứu chỉ ra 12 yếu tố (36 biến quan sát) đặc thù của ngành công nghệ phần mềm để tạo nên thành công của chương trình SPC doanh nghiệp. Với 30 phiếu khảo sát thu về trong tổng số 75 phiếu được gửi đi, nhóm nghiên

cứu đã lựa chọn được 12 yếu tố phù hợp gồm: (i) Cam kết và tham gia của người quả lý; (ii) Các biểu đồ kiểm sốt; (iii) Phân tích hệ thống đo lường; (iv) Xác định quá trình ưu

tiên; (v) Đào tạo về SPC; (vi) Trao đổi và chia sẻ kiến thức; (vii) Sử dụng phần mềm SPC; (viii) Làm việc nhóm; (ix) Người hướng dẫn SPC (Evans & Mahanti, 2012).

Hình 1.6: Mơ hình nghiên cứu của Evans và Mahanti

Nguồn: Evans & Mahanti, (2012)

THÀNH CÔNG SPC Lựa chọn các biểu đồ kiểm soát

Chia sẻ kiến thức Sử dụng các phần mềm

Người hướng dẫn SPC Xác định các đặc tính quan trọng

của chất lượng (CTQs) Lựa chọn quá trình ưu tiên Cam kết và tham gia của người

quản lý Làm việc nhóm Thay đổi văn hóa Đào tạo và giáo dục

Mơ hình đo lường Khả năng của dữ liệu

Bên cạnh đó nghiên cứu này càng là minh chứng rõ ràng hơn về thực hiện các kỹ thuật quản lý chất lượng, đồng thời hiểu rõ hơn việc thực hiện SPC giúp các công

ty có một lợi thế cạnh tranh hơn. Tuy nhiên dự án nghiên cứu này chỉ được tiến hành với một số lượng hạn chế doanh nghiệp tham gia, sự khác biệt văn hố, cách thức quản lý và trình độ phát triển của khoa học công nghệ ở các quốc gia khác có thể mang lại kết quả khác nhau (Evans & Mahanti, 2012).

Nghiên cứu của Rantamaki và cộng sự (2013): Tại nhà máy sản xuất bột giấy

của Phần Lan, kết quả khảo sát cho thấy phương pháp SPC được thực hiện trong

doanh nghiệp đã làm cho mức độ biến đổi trong q trình sản xuất giảm, qua đó nhận

được nhiều sự đồng tình ủng hộ của người lao động, từ đó mà họ coi SPC là thành

phần không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của họ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra: (i) Cam kết của lãnh đạo cấp cao; (ii) Đào tạo và giáo dục về SPC; (iii) Giải thích

các biểu đồ kiểm sốt; (iv) Phân tích hệ thống đo lường; (v) Xác định các đặc tính

quan trọng của chất lượng, là những yếu tố chủ yếu đóng góp vào thành công của dự án SPC trong doanh nghiệp này (Rantama, Tiainen, & Kassi, 2013): .

Mơ hình nghiên cứu của Soriano và cộng sự (2017): Nghiên cứu được tiến

hành với các doanh nghiệp sản xuất ô tô và hỗ trợ cho sản xuất ô tô của Braxin để

phân tích tác động của các yếu tố chính là Hỗ trợ và Đào tạo SPC tác động đến việc

thực hiện SPC để từ đó chỉ ra lợi ích mà doanh nghiệp nhận được. Nhóm nghiên cứu

liên lạc với 341 công ty, nhưng chỉ có chỉ có 93 cơng ty đồng ý tham gia, và có 43

công ty đã trả lời bản câu hỏị

Hình 1.7: Mơ hình nghiên cứu của Soriano và cộng sự

Nguồn: Soriano, Oprime, & Lizarelli, (2017)

Kết quả cho thấy sự hỗ trợ quản lý cấp cao ảnh hưởng đáng kể đến cách các

công ty phát triển các chương trình đào tạo về SPC của họ. Đổi lại, các khóa đào tạo

này ảnh hưởng đến cách các công ty thực hiện và áp dụng các kỹ thuật. Do đó, nó sẽ

Hỗ trợ Đào tạo SPC Lợi ích của SPC Thực hiện SPC H1 H2 H3 H4

phản ánh những lợi ích thu được từ việc thực hiện chương trình. Có thể nói rằng mục

đích của nghiên cứu này nhằm giải thích các mối quan hệ nhân quả giữa CSFs và

những tác động của nó đối với việc triển khai SPC tại các công ty sản xuất cho ngành ôtô của Braxin (Soriano, Oprime, & Lizarelli, 2017). Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu mới chỉ dừng lại trong một ngành sản xuất ô tô, đồng thời số lượng mẫu khơng lớn (43 doanh nghiệp).

Nói tóm lại: Mặc dù các cách tiếp cận được thực hiện trên nhiều góc độ khác

nhau, nhưng kết quả của các nghiên cứu ở trên cho thấy có những quan điểm chung

trong việc đưa ra các yếu tố để thực hiện SPC thành công trong doanh nghiệp. Cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)