Giả thuyết Nội dung
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công SPC (Chất lượng cứng)
H1.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cứng
H1.2 Làm việc nhóm ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cứng
H1.3 Đào tạo và giáo dục về SPC ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cứng
H1.4 Vai trò của bộ phận chất lượng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cứng
H1.5 Tập trung vào quá trình ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cứng
H1.6 Thực hiện SPC ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cứng
H1.7 Lưu trữ dữ liệu ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cứng
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công SPC (Chất lượng mềm)
H2.1 Cam kết của lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mềm
H2.2 Làm việc nhóm ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mềm
H2.3 Đào tạo và giáo dục về SPC ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mềm
H2.4 Vai trò của bộ phận chất lượng ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mềm
H2.5 Tập trung vào q trình ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mềm
H2.6 Thực hiện SPC ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mềm
H2.7 Lưu trữ dữ liệu ảnh hưởng tích cực đến chất lượng mềm
2.1.3 Mô tả các biến nghiên cứu
Người đầu tiên đưa ra thảo luận các yếu tố thành cơng (CSFS) là Daniel. Ơng đã
đặt vấn đề thảo luận giữa việc thông tin quản lý không đầy đủ liên quan tới các mục
tiêu, xây dựng chiến lược, các quyết định được đưa ra, và đo lường các kết quả với các mục tiêu đặt ra ban đầụ Daniel đã khẳng định tổ chức nên tập trung vào từ ba tới sáu
yếu tố quyết định thành công (Daniel, 1961). Đại diện cho một trong những khái niệm
được trích dẫn nhiều nhất, Rockart (1978) lấy các ý tưởng từ Daniel và nhóm nghiên
cứu của Anthony (1972), các yếu tố thực hiện thành công là: “Một lượng hữu hạn các yếu tố mà khi các yếu tố này được thỏa mãn sẽ đảm bảo hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh thành công cho doanh nghiệp hay tổ chức Rockart (1978, p. 85). Trong đó,
Ơng nhấn mạnh rằng những hoạt động đặc biệt này cần được liên tục và quản lý cẩn thận bởi tổ chức. Tương tự, Bruno và Leidecker (1984) xác định CSFS là "những đặc điểm, điều kiện để duy trì hoặc quản lý đúng cách, từ đo có thể có tác động đáng kể đến sự thành công của một doanh nghiệp. Pinto và Slevin (1987) coi CSFS là các yếu
tố, nếu được giải quyết, sẽ cải thiện đáng kể cơ hội thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo
Esteves (2004), cả hai nghiên cứu này đều không đề cập đến khái niệm toàn diện được
đề xuất bởi Rockart (1979), nhằm tìm ra một sự kết hợp lý tưởng giữa các điều kiện
môi trường và đặc điểm kinh doanh của một công ty cụ thể.
Cho đến nay, các yếu tố để thực hiện thành công SPC là chủ đề đã được quan tâm từ nhiều các nhà nghiên cứu, nó được hình thành từ một loạt các yếu tố khác nhau, các
nhà nghiên cứu đã cố gắng đề xuất các mơ hình định lượng để có thể đo lường được các
yếu tố thành công SPC. Nghiên cứu các yếu tố thành công SPC của Rungasamy và cộng sự (2002) là một trong những nghiên cứu tiên phong sử dụng CSFS tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh. Và còn một loạt các nghiên cứu của Evans & Mahanti (2012) trong các công ty phần mềm của Ấn Độ; Rohani và cộng sự (2009) trong các doanh nghiệp sản xuất của Malaysia; nghiên cứu của Gordon, Philpot, Bounds, & Long, 1994; Harris & Yit, 1994; Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1997; Deleryd, Deltin, & Klefsjö, 1999; Grigg, 2004 cũng đã đề cập tớị
2.1.3.1 Biến độc lập
Các yếu tố để thực hiện thành công SPC Đó chính là những điều cần phải có để
đảm bảo sự thành công trong các hoạt động điều hành, quản lý. Cụ thể các CSFS trong
mơ hình nghiên cứu lý thuyết của tác giả bao gồm:
Cam kết của lãnh đạo cấp cao (TMC)
Là việc các cấp lãnh đạo trong tổ chức ủng hộ và tham gia tích cực để thực hiện cam kết mục tiêu chất lượng, nó có vai trị quan trọng để tạo ra môi trường thuận lợi,
đồng thời thể hiện mối quan tâm, và trách nhiệm đối với tổ chức. Sự cam kết mạnh mẽ
của lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp có vai trị thúc đẩy triển khai thành công
trong các doanh nghiệp (Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002). Sự tham gia của lãnh
đạo cấp cao vào các dự án SPC sẽ giúp cho việc áp dụng phương pháp này đi theo đúng hướng, và có những điều chỉnh kịp thờị Hành vi và thái độ của người quản lý
cấp cao sẽ tác động mạnh đến ý thức của những người lao động khác, từ đó khuyến
khích tất cả mọi người cùng tham gia, kết quả sẽ mang lại thành cơng cho chương trình SPC của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra, người quản lý chỉ tâm
huyết khi họ biết rõ tầm quan trọng của SPC, do đó họ cần được đào tạo về SPC để
hiểu và có thể triển khai được SPC trong doanh nghiệp. Khi đã nhận thấy những lợi
ích thiết thực mà SPC mang lại cho doanh nghiệp mình thì người quản lý cấp cao cần có cam kết rõ ràng cho mục tiêu về hiệu quả và chất lượng, để từ đó đưa ra cam kết hỗ trợ ngân sách và phân bổ nguồn lực thích đáng cho các hoạt động này (Antony, 2000; Antony, Alejandro, & Taner, 2000).