Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 120 - 126)

6. Kết cấu của luận án

4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu là các yếu tố áp dụng thành công SPC trong các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả đạt được của nghiên cứu đã được tác giả chỉ ra trong luận

án, đồng thời được đem so sánh với kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên

quan về chủ đề này, và được phân tích và thảo luận trong điều kiện của Việt Nam.

Cam kết của lãnh đạo cấp cao: Yếu tố này đã được chỉ ra trong nhiều nghiên

SPC (Xie & Goh, 1999; Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002; Rohani, Mohd, & Mohamad, 2009; Evans & Mahanti, 2012). Mức độ tham gia, ủng hộ của lãnh đạo cấp cao là yếu tố ảnh hưởng tích cực (tác động +) đến thành công của phương pháp SPC

trong doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án lại một lần nữa cũng đã khẳng định lại trong môi trường các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam. Bởi cho dù môi

trường nào, để dẫn tới thành công cũng phải được khởi xướng, dẫn dắt và hậu thuẫn từ những người quản lý cấp caọ Chính họ là người tạo nên động lực, sự quyết tâm và dẫn dắt các dự án SPC đi đến thành công. Theo kết quả nghiên cứu của luận án có thể được giải thích như sau: Cam kết của những người quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp cần được thiết lập thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường lối về mục tiêu chất

lượng trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời người quản lý cấp cao cần phải đưa ra

một thông điệp rõ ràng, SPC không phải là một việc làm nhất thời mà là một quá trình liên tục để cải thiện chất lượng sản phẩm từ đó mà kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó ban quản lý cấp cao cần thể hiện cam kết luôn sẵn sàng cung cấp các nguồn lực, ngân sách để hỗ trợ, khuyến khích thực hiện SPC và cuối cùng là thể chế hóa các lợi ích của SPC. Với kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với kết quả và luận điểm nghiên cứu của Rungtusanatham & cộng sự (1997); Rungtusanatham & cộng sự (1999); Xie & Goh (1999); Rungasamy & cộng sự (2002); Rohani & Mohamad (2009). Với kết quả này thì giả thuyết H1.1, H2.1 được chấp nhận, Cam kết của lãnh đạo cấp cao ảnh hưởng tích cực (+) đến thành công SPC trong các doanh nghiệp.

Từ các nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy, thiếu cam kết và tham gia của người quản lý cấp cao là một trong những lý do phổ biến cho thất cho thất bại khi thực hiện SPC trong các doanh nghiệp (Does, Schippers, & Trip, 1997; Ben & Antony, 2000; Antony & Taner, 2003; Evans & Mahanti, 2012; Lim, Antony, Arshed, & Albliwi, 2015). Người quản lý cần thực sự hiểu rằng, làm giảm biến đổi trong sản xuất, nâng

cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của họ, do đó những người quản lý phải là

những người đầu tiên tham gia ứng dụng SPC để giải quyết vấn đề của sản xuất, đồng thời cam kết mạnh mẽ trong hỗ trợ về nguồn lực con người và tài chính trước khi dự án SPC được bắt đầụ Dự án về SPC sẽ thất bại nếu thiếu sự tham gia và cam kết hỗ hợ các nguồn lực khác từ những người quản lý cấp caọ

Làm việc nhóm: Làm việc nhóm và thảo luận nhóm sẽ mang lại hiệu quả nhất

định, các nghiên cứu trước đây cũng đã khẳng định điều đó và tác giả cũng đã khẳng định lại trong điều kiện hoàn cảnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo kết quả

nghiên cứu của luận án có thể được giải thích như sau: Làm việc theo các nhóm sẽ thúc đẩy việc giao tiếp tốt hơn giữa các cá nhân và bộ phận trong tổ chức. Việc giao

tiếp, thảo luận giữa các đội chất lượng sẽ giúp các thành viên có thêm được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, và khắc phục được những lỗi sai hỏng cũ. Mọi vấn đề mắc phải trong quá trình hoạt động sẽ được giải quyết nhanh, linh hoạt và phù hợp hơn, vì các thành viên trong nhóm hành động đến từ những bộ phận khác nhau trong tổ chức. Để các nhóm chất lượng thực sự phát huy hết được vai trò, hiệu quả thì cần có sự thảo

luận, trao đổi, và khuyến khích những ý tưởng mới mà khơng q bị bó buộc bởi các ngun tắc trong tổ chức, quản lý độc đoán của các cấp quản lý. Đồng thời trưởng các nhóm ln có một kế hoạch bài bản, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, từ đó mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết đồng thời cũng phát huy được ý kiến của tập thể. Kết quả nghiên cứu của luận án ủng hộ với quan điểm nghiên cứu từ Gordon &

cộng sự (1994); Rungtusanatham & cộng sự (1999); Xie & Goh (1999); Rungasamy & cộng sự (2002); Rohani & cộng sự (2009); Evans & Mahanti (2012). Với kết quả này của luận án thì giả thuyết H1.2, H2.2 được chấp nhận, yếu tố Làm việc nhóm ảnh hưởng tích cực đến thành cơng SPC trong các doanh nghiệp.

Từ thực tế cũng cho thấy, thiếu thông tin liên lạc giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức cũng làm cho chương trình SPC trong doanh nghiệp thất bại (Antony, 2000). Việc tăng cường hiệu quả thông tin giữa các bộ phận là rất cần thiết, do vậy làm việc nhóm và trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý, các bộ phận là rất quan trọng đối với bất kỳ sáng kiến cải tiến chất lượng.

Đào tạo và giáo dục về SPC: Là yếu tố đầu vào, một yếu tố quan trọng trong cải tiến năng suất, chất lượng của bất kỳ một doanh nghiệp nàọ Sự cần thiết của yếu tố này đã được khẳng định trong những nghiên cứu trước đây như (Rungtusanatham,

Anderson, & Dooley, 1999; Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002; Rohani, Mohd, & Mohamad, 2009) và nghiên cứu của tác giả, sự đổi mới và cập nhật kiến thức liên tục sẽ giúp người lao động dễ dàng thực hiện công việc hơn. Theo kết quả nghiên cứu của luận án có thể được giải thích như sau: Để mang đến mang đến thành công của phương pháp SPC trong doanh nghiệp, thì kiến thức về SPC cần được đào tạo cho tất cả mọi người trong doanh nghiệp từ quản lý cấp cao, tới các nhân viên. Mọi người cần được thực hành về SPC luôn sau khi học, các số liệu phục vụ cho đào tạo lấy ln số liệu

thực tế của q trình sản xuất, đặc biệt nhấn mạnh các khóa đào tạo ngắn hạn về SPC

nên được duy trì thường xuyên, khuyến khích mọi người trong tổ chức tự đào tạo lẫn nhau, người biết trước hướng dẫn người đi saụ Nội dung của khóa học cần tập trung chủ yếu vào các công cụ chất lượng, cách thu thập và phân tích, và giải thích ý nghĩa của các con số, biểu đồ đối với công tác quản lý. Để áp dụng có hiệu quả SPC trong

cao chất lượng và giúp người lao động cải thiện công việc của mình. Điều quan trọng

cần lưu ý rằng, hoạt động đào tạo khơng chỉ mang tính ngắn hạn, nhất thời mà còn trên cơ sở lâu dài, thông qua các cuộc tiếp xúc và các buổi giao ban định kỳ. Kết quả

nghiên cứu của luận án trùng với luận điểm và kết quả nghiên cứu của Gordon và cộng sự (1994), Xie và Goh (1999), Antony và cộng sự (2000), Rungasamy (2002), đồng

thời kết quả này lại không trùng với quan điểm nghiên cứu của Deleryd và cộng sự

(1999). Các giả thuyết H1.3, H2.3 của luận án được chấp nhận, đồng thời cũng khẳng định Đào tạo và giáo dục về SPC trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến

thực hiện thành cơng SPC.

Từ các nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy, thiếu chương trình đào tạo về các

cơng cụ kiểm soát chất lượng trong phương pháp SPC, là một trong những vấn đề lớn của nhiều công ty từ người công nhân sản xuất đến người quản lý cấp cao, nhìn chung họ đều thếu hiểu biết về các kỹ thuật thống kê, các kỹ năng và nhận thức về SPC. Một bản kế hoạch cụ thể cho chương trình đào tạo về SPC để tăng nhận thức và thay đổi

cách quản lý chắc chắn sẽ làm cho kế hoạch thực hiện SPC thành công (Antony & Taner, 2003; Evans & Mahanti, 2012; Lim, Antony, Arshed, & Albliwi, 2015). Bên cạnh đó, việc khơng hiểu đầy đủ những lợi ích tiềm năng của SPC do giới thiệu không

đầy đủ, không hiểu rõ lợi ích của SPC, từ đó có thể dẫn đến nhân sự tham gia một thái độ thiếu nghiêm túc đối với tất cả các khía cạnh của SPC (Ben & Antony, 2000).

Bộ phận chất lượng: Đóng góp vào thành cơng của dự án SPC trong các doanh

nghiệp đã được nghiên cứu của Rohani & cộng sự (2009); Phyanthamilkumaran &

Fernando (2008) chỉ rạ Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của bộ phận chất lượng cũng ảnh hưởng đáng kể đến thành công của phương pháp SPC trong điều kiện hoàn cảnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả này của luận án được giải thích như sau: Bộ phận chất lượng trong các doanh nghiệp có một vai trị quan trọng để hỗ trợ thực hiện SPC trong các doanh nghiệp, bao gồm: kỹ thuật, phương pháp thực hiện, giám sát và cơng tác tổ chức. Bên cạnh đó bộ phận chất lượng có những chun gia ln sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ vế kỹ thuật và giải đáp các thắc mắc về SPC. Bên

cạnh đó bộ phận chất lượng cũng phải thể hiện thêm vai trò của mình là đứng ra tổ

chức những buổi chia sẻ về các sáng kiến điển hình, từ đó thúc đẩy nhân viên tự tìm

hiểu và trao đổi với nhau để thực hiện SPC.

Bộ phận chất lượng hỗ trợ về mặt kỹ thuật gồm quản lý hệ thống đo lường

trong doanh nghiệp luôn phải chuẩn xác, vì đo lường là một quá trình, nhưng nhiều

lại là những yếu tố quan trọng để giúp thực hiện thành công SPC trong doanh nghiệp (Ben & Antony, 2000; Lim, Antony, Arshed, & Albliwi, 2015). Nếu hệ thống đo

lường, hay các tiêu chuẩn kỹ thuật chưa rõ ràng thì thực hiện SPC nên dừng lại (Bird & Dale, 1994). Bên cạnh đó Bộ phận chất lượng hỗ trợ giúp giải thích rõ các biểu đồ kỹ thuật, đồng thời cần chú ý vào việc lựa chọn và giải thích biểu đồ kiểm soát hơn là xây dựng biểu đồ kiểm soát để cho người thực hiện rễ hiểu và tự thực hành, đồng thời giải thích rõ khi nàỏ ở đâủ và tại sao biểu đồ kiểm soát lại được thực hiện và lựa

chọn (Ben & Antony, 2000; Antony & Taner, 2003; Evans & Mahanti, 2012). Với kết quả này của luận án các giả thuyết H1.4, H2.4 được chấp nhận, đồng thời cũng khẳng định Vai trò của bộ phân chất lượng trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến

thực hiện thành cơng SPC.

Tập trung vào quá trình: Mặc yếu tố này đã được khẳng định trong những

nghiên cứu trước đây (Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1999; Xie & Goh,

1999; Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002; Rohani, Mohd, & Mohamad, 2009), tuy nhiên từ kết quả nghiên cứu trong luận án của tác giả vẫn chưa có cơ sở để kết luận rằng tập trung vào q trình có ảnh hưởng đến thành công SPC hay khơng. Có thể

do, đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất cơ khí chế tạo của Việt Nam là sản xuất

đơn giản, số lượng các bước công việc trong quy trình sản xuất khơng q phức tạp,

tính liên kết chưa cao và không chặt chẽ do vậy mà họ không chú trọng quá nhiều vào quy trình và thứ tự sản xuất do vậy mà việc áp dụng SPC trong các bộ phận sản xuất khơng rõ ràng. Cịn trong những nghiên cứu trước, được thực hiện ở những quốc gia có trình độ sản xuất phát triển hơn, các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm

hoàn chỉnh, có độ phức tạp, tính liên kết giữa các bộ phận sản xuất giữa các khâu

chặt chẽ hơn, do vậy mà vẫn có ý nghĩa trong những hồn cảnh đó. Kết quả nghiên cứu của luận án mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Gordon và cộng sự (1994), của Harris & Yit (1994). Với kết quả này của luận án thì giả thuyết H1.5, H2.5 bị loại bỏ, yếu tố Tập trung vào quá trình bị loại bỏ, căn cứ và hệ số Sig (Bảng 3.22 và 3.23) thì chưa có cơ sở để khẳng định yếu tố này có ảnh hưởng đến thành công SPC trong các doanh nghiệp hay không.

Thực hiện SPC: Các hoạt động tổ chức, thực hiện đóng góp đáng kể vào thành

cơng của dự án SPC trong các doanh nghiệp. Điều này cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Rohani & cộng sự (2009), và kết quả nghiên cứu của tác giả lại một lần nữa cũng đã được khẳng định lại trong môi trường các doanh nghiệp sản xuất với đặc điểm riêng của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu này có thể được giải thích như sau: Sẽ

rất tốt nếu như SPC được thực hiện và triển khai dần ở một số quy trình đơn giản, trải qua quá trình đánh giá sơ bộ, tích lũy kinh nghiệm rồi mới triển khai toàn bộ trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó để tiến hành triển khai SPC thành cơng địi hỏi phải có một kế hoạch thực hiện bài bản, kế hoạch cần được triển khai cho tất cả các phịng ban

thơng qua các nhóm cải tiến chất lượng đến từ những bộ phận khác nhaụ Với kết quả này thì nghiên cứu của luận án phù hợp với kết quả nghiên cứu của Rungtusanatham (1997), Rohani và cộng sự (2009). Kết quả của luận án các giả thuyết H1.6, H2.6 được chấp nhận, đồng thời cũng khẳng định công tác tổ chức thực hiện SPC trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thực hiện thành công SPC.

Từ thực tế các nghiên cứu cũng cho thấy, rất nhiều các doanh nghiệp đã chủ động thực hiện SPC, nhưng ngay từ đầu họ đã khơng hiểu đúng về q trình và đặc

tính cơ bản của sản phẩm hay là các thơng số cốt lõi của q trình sản xuất, đồng thời cũng chưa xác định được rõ SPC nên được bắt đầu từ đâu và công tác triển khai như thế nàọ Việc thiết kế thử nghiệm dần dần là một phương pháp tốt để tìm ra sự biến đổi của một q trình từ đó xác định xem cái gì là quan trọng nhất trong một quá trình từ

đó việc triển khai SPC sẽ dễ dàng thành công hơn (Ben & Antony, 2000; Antony &

Taner, 2003; Evans & Mahanti, 2012).

Lưu trữ dữ liệu: Đóng góp vào thành cơng của dự án SPC trong các doanh

nghiệp đã được nhiều các nghiên chỉ ra (Rungtusanatham, Anderson, & Dooley, 1999; Rungasamy, Antony, & Ghosh, 2002). Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của Lưu trữ dữ liệu cũng góp phần đáng kể đến thành công của SPC trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu này của luận án có thể được giải thích như sau: Cơng tác lưu trữ và thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất cần phải

được thực hiện liên tục, và duy trì thường xuyên để đảm bảo rằng nội dung thơng tin,

dữ liệu của bất kỳ quy trình nào cũng đều được cập nhật và bổ sung thường xuyên khi có sự thay đổị Dữ liệu thu thập được đòi hỏi phải phù hợp, đáng tin cậy, kịp thời, đầy

đủ, và chính xác. Ngồi ra, các dữ liệu thu được cần phải bảo quản cẩn thận để sử

dụng cho những lần sau, đồng thời dữ liệu để các cá nhân trong mỗi nhóm có thể truy cập và áp dụng SPC. Với kết quả nghiên cứu từ luận án phù hợp với quan điểm nghiên cứu của Rungtusanatham và cộng sự (1999); Rungasamy (2002), và không đồng thuận với kết quả nghiên cứu của Rohani và cộng sự (2009); của Rungtusanatham và cộng sự (1999); Xie & Goh (1999). Với kết quả này các giả thuyết H17, H2.7 được chấp

nhận, đồng thời cũng khẳng định công tác Lưu trữ dữ liệu trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thực hiện thành công SPC.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng thành công kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC statistical process control) trong các doanh nghiệp sản xuất tại việt nam (Trang 120 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)