6. Kết cấu của luận án
4.4 Một số đề xuất và kiến nghị
4.4.1 Đề xuất với nhà quản trị
SPC được những người thực hành chất lượng chấp nhận rộng rãi để trợ giúp,
theo dõi, quản lý, phân tích và cải thiện hiệu suất của q trình thơng qua loại bỏ nguyên nhân của sự biến đổị Việc sử dụng dữ liệu thu được từ SPC như là một cách quản lý khoa học, trong đó các quyết định đưa ra dựa trên những số liệu thực tế, chứ
không phải dựa vào phỏng đốn hay kinh nghiệm. Vì vậy nó là một phương pháp
trong quản ý hữu hiệu và được nhiều các doanh nghiệp trên thế giới chứng minh qua thực tế ứng dụng. Tuy nhiên khi nghiên cứu trong điều kiện các doanh nghiệp của Việt Nam khi triển khai ứng dụng để đạt được kết quả tốt cần phải có những bước đi thận trọng. Kết quả nghiên cứu một cách khoa học rất có ý nghĩa cho việc xem xét, cân nhắc khi đưa ra quyết định của các nhà quản lý. Trên cơ sở những kết quả đó, tác giả xin đề xuất ý kiến như sau:
Cần xem xét các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến thực hiện thành công SPC
trước khi thực hiện phương pháp này trong doanh nghiệp. Ý kiến đề xuất này được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của của luận án. Theo đó, đặc biệt chú ý đến Cam
kết của lãnh đạo cấp cao trong việc vạch ra đường hướng mục tiêu chất lượng, quyết
tâm thực hiện và dẫn dắt các dự án SPC đi đến thành công, thông qua các cam kết
mạnh mẽ cung cấp nguồn lực về cịn người và tài chính. Ngồi ra, để bắt đầu thực hiện SPC, theo tác giả các doanh nghiệp nên triển khai từng bước, bắt đầu từ những phạm
vi nhỏ và dễ triển khai, có nhiều thuận lợi để đảm bảo cho phương pháp này thực hiện thông suốt và hiệu quả, trước khi nó được triển khai trong toàn doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, cơng tác đào tạo và giáo dục về SPC nên được triển khai liên tục, tự đào tạo
lẫn nhau, kiến thức, dữ liệu được lấy trực tiếp từ quá trình sản xuất của doanh nghiệp,
đồng thời cũng chỉ rõ lợi ích mà người lao động và doanh nghiệp sẽ nhận được sau khi
áp dụng SPC. Bộ phận chất lượng cũng thể hiện rõ vai trị của mình trong việc hỗ trợ, hướng dẫn thực hành SPC, đồng thời đứng ra tổ chức thảo luận, để tìm ra những điểm chưa tốt và những bộ phận thực hiện tốt và điển hình để khuyến khích mọi người cùng làm SPC.
Cuối cùng nhà quản trị cũng cần phải xem xét một cách nghiêm túc những yếu tố mà tác giả đã chỉ ra trong phần tổng quan tại chương 1 như: Các biểu đồ kiểm sốt; Xác định các đặt tính quan trọng của chất lượng; Phân tích hệ thống đo lường; Trao đổi, chia sẻ kiến thức; Sử dụng phần mềm SPC. Mặc dù khơng đóng góp vào thực hiện
thành cơng SPC trong nghiên cứu của tác giả, tuy nhiên, các nghiên cứu trước cũng đã chỉ ra những yếu tố này vẫn có tác động thuận chiều với thực hiện thành SPC. Đặc biệt chú ý đến áp dụng công nghệ thông tin, hay áp dụng những phần mềm SPC vào quản lý dữ liệu như: Microsoft Excel, hoặc phần mềm chuyên dụng riêng của từng công ty
để xây dựng và phân tích biểu đồ kiểm sốt, vì các phần mềm xử lý dữ liệu chính xác,
dữ liệu được thể hiện thơng qua hình ảnh, quản lý với lượng dữ liệu lớn, dẽ dàng so
sánh và thống kê qua thời gian. Tuy nhiên, việc áp dụng các gói phần mềm máy tính chỉ nên được cho phép sau khi các nguyên tắc cơ bản của SPC được hiểu và những
người tham gia đã có được các kỹ năng diễn giải biểu đồ kiểm soát (Owen, 1993).
4.4.2 Một số kiến nghị chính sách vĩ mơ
Để khuyến khích việc ứng dụng thành cơng SPC trong các doanh nghiệp bên
cạnh việc nỗ lực thực hiện của mỗi doanh nghiệp, Nhà nước nên xem xét các chính sách vĩ mơ phù hợp, nhằm hỗ trợ, tạo sự cộng hưởng để đẩy nhanh việc áp dụng thành cơng mơ hình này cũng như chỉ ra kết quả mà nó mang lại cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trên cơ sở đạt kết quả được thông qua nghiên cứu của mình, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất: Nhà nước cần có chủ trương, chính sách và chương trình hành động cụ thể nhằm phổ cập, đào tạo kiến thức về phương pháp này cho các doanh nghiệp một
cách bài bản. Đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì phương
pháp này vẫn cịn mới mẻ, các tài liệu cũng như chương trình đào tạo về SPC vẫn còn
pháp này trong các doanh nghiệp. Với vai trị quan trọng của nó trong vấn đề quản lý
đã được chứng minh qua thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại
các doanh nghiệp của Việt Nam, Nhà nước cần có chủ trương, chính sách và chương trình hành động cụ thể để từng bước thúc đẩy việc thực hiện phương pháp này một
cách bài bản, và đăc biệt nêu ra những doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hiện
phương pháp nàỵ Trước mắt cần chú trọng công tác truyền thông, đào tạo phổ cập
kiến thức nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết về phương pháp này cũng như hiệu quả mang lại cho các doanh nghiệp, cụ thể: Nên khuyến khích đưa nội dung về phương
pháp này trong các chương trình quản trị nói chung và quản trị doanh nghiệp nói riêng từ cấp độ dạy nghề và đại học, tăng khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành và thời lượng giảng dạỵ Hỗ trợ tổ chức các chương trình hội thảo giới thiệu về phương pháp này, khuyến khích các cơng trình nghiên cứu về chủ đề này tại các
doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp dụng phương pháp này trong quản lý các doanh nghiệp. Cũng như các phương pháp quản trị doanh nghiệp khác 5S Kaizen, Lean, trong thời gian đầu nhà nước cần có các chính sách cụ
thể nhằm khuyến khích và giúp các doanh nghiệp ứng dụng phương pháp này một
cách bài bản có chủ đích rõ ràng, các chính sách cụ thể như: Tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp thăm quan học hỏi thực tế từ các doanh nghiệp điển hình, đặc biết là học hỏi từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi như Toyota, Honda, hay Panasonic; Có chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực, kinh phí tư vấn để triển khaị
Thứ ba: Nhà nước cần xem xét đưa ra ý tưởng về cách thức triển khai áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhằm khuyến khích thêm các doanh nghệp tiếp tục áp dụng và mở rộng thêm sang các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất khác áp dụng. Như đã đề cập trong phần tổng quan phương pháp này còn được áp dụng trong
lĩnh vực công, các tổ chức phi lợi nhuận. Phương pháp này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn và đảm bảo vận hành của một tổ chức đi theo đúng sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược đã định. Vì vậy mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xem xét để đưa vào áp dụng phương pháp nàỵ
Những ý kiến đề xuất trên đây căn cứ và kết quả nghiên cứu của tác giả. Để có thể ứng dụng thành công phương pháp này địi hỏi phải có q trình nghiên
cứu trên nhiều cấp độ, góc độ tiếp cận khác nhau kết hợp với quá trình thực
nghiệm. Do vậy ý kiến đề xuất chỉ có ý nghĩa giúp các nhà quản trị tham khảo để