lệ pháp dễ tạo ra sự tùy tiện, không bảo đảm yêu cầu của nguyên tắc pháp chế bởi phụ thuộc vào ý chí chủ quan, trình độ nhận thức của thẩm phán trong việc giải thích, vận dụng, thủ tục áp dụng phức tạp, địi hỏi người áp dụng phải có trình độ hiểu biết pháp luật thực sự sâu rộng.
2.3.2.3. Văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản quy phạm pháp luật là văn
bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức pháp lí nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự chung.
Văn bản quy phạm pháp luật ra đời từ khá sớm, ngay trong các nhà nước nô lệ, phong kiến. Bộ luật La Mã cổ đại, Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) của Việt Nam là những văn bản quy phạm pháp luật điển hình. Trong các nhà nước tư sản, nhất là các nước theo hệ thống luật tục, văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng rộng rãi, nhiều thể loại phong phú và được soạn thảo với một trình độ kỹ thuật cao. Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc xử sự chung cho một loại (một nhóm) đối tượng nhất định thực hiện.
Pháp luật các nước thường quy định thứ tự ưu tiên áp dụng văn bản quy phạm pháp luật so với tập quán pháp và án lệ. Ví dụ, theo pháp luật Mỹ, Pháp, Anh…khi Nghị viện đã ban hành luật thì tịa án cũng phải xét xử dựa trên quy định của pháp luật cho dù quy định pháp luật đó đã hủy bỏ những nguyên tắc đã được thiết lập trong những án lệ trước đó. Đối với các quốc gia mà văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu thì án lệ chỉ là nguồn bổ trợ, giải thích các quy định trong pháp luật thành văn nhằm gia tăng tính thuyết phục và rõ ràng trong các quyết định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật9.
Các quốc gia đều có những quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật bởi ưu điểm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, chính xác, rõ ràng, minh bạch. Văn bản quy phạm pháp luật cũng dễ phổ biến, dễ giám sát hơn so với luật tục, tập quán hay tập quán pháp. Tuy nhiên, nhược điểm của văn bản quy phạm pháp luật là quá trình xây dựng và ban hành văn bản mới, sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật gây tốn kém về nguồn lực. Mặt khác, nội dung các quy phạm thường có tính khái qt cao nên việc vận dụng vào các tình huống của cuộc sống đa dạng, phức tạp đòi hỏi người thực thi phải có trình độ và tính chun nghiệp nhất định10.