- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ
b/ Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức
Trong xã hội, cùng với sự phát triển nhiều mặt của đời sống, có nhiều loại tổ chức khác nhau được xuất hiện (chẳng hạn như: các tổ chức chính trị đảng phái, các hiệp hội nghề nghiệp…). Một tổ chức cũng có thể được nhà nước thừa nhận là chủ thể của các loại quan hệ pháp luật nhất định. Năng lực chủ thể của tổ chức khi tham gia quan hệ pháp luật là khác nhau giữa tổ chức là pháp nhân và tổ chức khơng có tư cách pháp nhân.
* Pháp nhân: Một tổ chức khi tham gia quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể độc lập và
thỏa mãn các điều kiện nhất định do pháp luật quy định có thể được coi là một pháp nhân. Việc pháp luật cơng nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân cũng có nghĩa là tổ chức đó được thừa nhận có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đủ để trở thành một bên độc lập trong quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức.
Tuy nhiên, khác so với xác định năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với điểm thành lập hoặc chấm dứt pháp nhân.
Xuất phát từ thực tế là mỗi tổ chức được thành lập với mục đích, nhiệm vụ đặt ra là khác nhau, cho nên năng lực chủ thể của pháp nhân phải phù hợp với mục đích ra đời của pháp nhân đó. Cũng vì vậy mà năng lực chủ thể của các pháp nhân khác nhau là khác nhau, đồng thời tư cách pháp nhân sẽ phản ánh địa vị pháp lý của tổ chức.
Pháp luật Việt nam quy định, một tổ chức muốn được coi là pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện sau (Điều 74 – Bộ luật Dân sự 2015):
+ Được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật.
+ Có cơ cấu tổ chức phù hợp với của pháp luật, cụ thể là: phải có cơ quan điều hành; tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành phải được quy định trong điều lệ hoặc trong quyết định thành lập.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Khác so với cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật, pháp nhân có thể bị hạn chế không được trở thành chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật mà cơ cấu chủ thể của loại này ln địi hỏi các bên phải là cá nhân (ví dụ: Quan hệ pháp luật về hơn nhân…)
* Các tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân: Ngồi những tổ chức có tư cách pháp nhân, trong xã hội có rất nhiều tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân, song các tổ chức này cũng có thể tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định mà pháp luật cho phép. Các tổ chức này có thể gồm: các tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, các
đơn vị thành viên của pháp nhân… Sự tham gia của các tổ chức khơng có tư cách pháp nhân trong các quan hệ pháp luật bị hạn chế bởi năng lực chủ thể không đầy đủ như pháp nhân