Khái niệm tài sản

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 108 - 109)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

6.4.1.1. Khái niệm tài sản

Tài sản là một khái niệm quen thuộc được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong các lĩnh vực khoa học chuyên ngành như kinh tế, pháp lý, kế tốn tài chính, tài sản thường được hiểu là đối tượng mang lại lợi ích vật chất cho con người và có thể định giá được bằng tiền. Trong ngôn ngữ thông thường, tài sản được hiểu là những vật phục vụ cho đời sống con người, con người có thể cảm nhận được sự tồn tại của tài sản thơng qua các giác quan, có thể nhìn, nắm bắt và sử dụng được tài sản. Trong khoa học pháp lý thì tài sản được hiểu là của cải được con người nắm giữ, sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.

Khái niệm tài sản được đề cập tại Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó thì “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Đây là cách định nghĩa tài sản mang

tính chất liệt kê, theo đó thì tài sản được liệt kê chỉ tồn tại ở một trong bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản.

a, Vật

Vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình. Vật chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành đối tượng trong quan hệ pháp luật nên nếu bộ phận của thế giới vật chất mà con người không thể kiểm sốt, chiếm hữu được nó thì cũng đồng nghĩa với việc con người khơng thể tác động được vào nó. Do đó, khơng khí, gió, mưa thuộc về vật chất nhưng không thể được coi là tài sản về mặt pháp lý. Hơn nữa, là đối tượng trong quan hệ pháp luật nên vật phải đáp ứng được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ.

Vật có thể được phân chia thành vật chính và vật phụ; vật chia được và vật không chia được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định. Tùy đặc tính của từng vật, pháp luật quy định loại giao dịch dân sự mà nó có thể tham gia.

b, Tiền

Tiền là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Với quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì tiền bao gồm nội tệ và ngoại tệ. Tuy nhiên, ngoại tệ là loại tài sản hạn chế lưu thông nên khi sử dụng ngoại tệ trong giao dịch dân sự phải tuân theo quy định cụ thể của pháp luật.

c, Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá được

hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, cơng trái... Cần lưu ý là các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký ô tơ, sổ tiết kiệm... khơng phải là giấy tờ có giá. Nếu cần phải xem xét thì đó chỉ đơn thuần được coi là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.

d, Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó thì quyền tài sản trước tiên phải được hiểu là xử sự được phép của chủ thể mang quyền. Quyền này phải trị giá được thành tiền hay nói cách khác là phải tương đương với một đại lượng vật chất nhất định. Ví dụ: quyền

sử dụng đất, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản bị xâm phạm, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền địi nợ, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng…

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w