VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.3.2.4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
Nếu ba điều kiện được phân tích ở trên là điều kiện bắt buộc đối với mọi giao dịch dân sự thì hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện bắt buộc với giao dịch dân sự khi luật có quy định.
Thơng thường, một giao dịch dân sự có thể được thể hiện thơng qua một trong ba hình thức: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015)
+ Giao dịch bằng lời nói: Hình thức giao dịch bằng lời nói thường được thực hiện
với các giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó hoặc giữa các bên chủ thể có mối quan hệ tin cậy (người thân, bạn bè…)
+ Giao dịch bằng văn bản là giao dịch dân sự có nội dung được thể hiện dưới hình
thức văn bản, có xác nhận của chủ thể tham gia giao dịch. Giao dịch bằng văn bản bao gồm:
- Giao dịch bằng văn bản có xác nhận của một bên (đối với hành vi pháp lý đơn phương) hoặc các bên (đối với hợp đồng)
- Giao dịch bằng văn bản có xác nhận của các chủ thể tham gia giao dịch và có người làm chứng.
- Giao dịch bằng văn bản có cơng chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Giao dịch bằng văn bản, phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản
+ Giao dịch bằng hành vi: là giao dịch dân sự được thực hiện thông qua hành vi
nhất định mà các bên đã có quy ước trước. Ví dụ: rút tiền tại máy rút tiền tự động tại ngân hàng, mua đồ uống từ máy bán hàng tự động…
Trong trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện dưới hình thức nhất định thì giao dịch phải tn thủ quy định đó. Nếu khơng tn thủ quy định này thì giao dịch có thể sẽ bị tun bố vơ hiệu. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được xác lập bằng văn bản và đăng ký với cơ quan đăng ký đất đai thì hợp đồng mới có hiệu lực pháp lý, theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”