Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 104 - 105)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

6.3.2.1. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

dịch dân sự được xác lập

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng như: cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, các tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân. Để có thể xác lập giao dịch dân sự hợp pháp thì chủ thể này phải đáp ứng các điều kiện về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

a, Đối với cá nhân: Cá nhân được coi là chủ thể thường xuyên, phổ biến của giao

dịch dân sự. Chỉ những cá nhân có năng lực hành vi phù hợp với giao dịch dân sự, mới được tự mình xác lập, thực hiện, chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó.

- Người từ đủ 18 tuổi trở lên, khơng bị Tịa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi được quyền tự mình xác lập, thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi giao dịch mà mình tham gia.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

- Người chưa đủ 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự khơng được tự mình xác lập giao dịch dân sự. Các giao dịch dân sự liên quan đến đối tượng này do người đại diện theo pháp luật thực hiện

- Người hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của mình khi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan khác có quy định.

b, Đối với pháp nhân và các chủ thể khác

Trong việc tham gia giao dịch dân sự, pháp nhân chỉ được phép tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với mục đích hoạt động, phạm vi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh... của pháp nhân.

Pháp nhân phải thơng qua hành vi của người đại diện của mình (người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền) để có thể tham gia vào các giao dịch

dân sự. Người đại diện của pháp nhân chỉ được phép xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện.

Hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia vào giao dịch dân sự thơng qua người đại diện của mình. Người đại diện của các chủ thể này do các thành viên cùng nhau ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác để tham gia giao dịch dân sự. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia giao dịch dân sự của các chủ thể này được đảm bảo thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên.

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w