- Tổ hợp các ngành luật
17 Xem Điều 12 Hiến pháp
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm quy phạm pháp luật
Có thể hiểu quy phạm chính là quy tắc xử sự có tính chất chuẩn mực cho hành vi của con người. Trong xã hội tồn tại nhiều quy phạm khác nhau được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm tôn giáo, quy phạm của các tổ chức – xã hội…. và quy phạm pháp luật. Trong tất cả các loại quy phạm pháp luật nói trên thì quy phạm pháp luật có vai trị quan trọng trong việc duy trì và ổn định trật tự xã hội.
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định. Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó vừa mang những thuộc tính chung của quy phạm xã hội nhưng đồng thời cũng tồn tại những đặc trưng riêng. Các đặc trưng riêng có của quy phạm pháp luật được thể hiện như sau:
+ Quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước. Về bản chất, quy
phạm pháp luật mang ý chí của giai cấp thống trị và chứa đựng các quan điểm chính trị pháp lý của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong mỗi quy phạm pháp luật bằng cách xác định rõ các tổ chức, cá nhân trong những
hồn cảnh, điều kiện nào đó thì phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật, cũng như các quyền, nghĩa vụ phải thực hiện và các biện pháp mà nhà nước sẽ đảm bảo cho nhà nước được thực hiện từ quy phạm pháp luật đó. Đối với các chủ thể nào đó mà vi phạm các quy phạm pháp luật thì đều bị truy cứu trách nhiệm pháp lý tùy theo tính chất, mức độ… mà hành vi vi phạm của mình gây ra.
+ Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung: Quy tắc xử sự
chung của quy phạm pháp luật được xác định chính là khn mẫu cho hành vi của con người, chỉ dẫn cho con người cách xử sự trong những tình huống, điều kiện hay hồn cảnh nhất định. Cịn tính chất bắt buộc chung của quy phạm pháp luật được thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật được áp dụng đối với mọi đối tượng và mọi quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật tác động và điều chỉnh. Ngồi ra tính chất chung của các quy phạm pháp luật trong mỗi ngành luật là khác nhau. Có những quy phạm pháp luật điều chỉnh bao trùm lên mọi cá nhân, tổ chức và mọi quan hệ xã hội như quy phạm pháp luật Hiến pháp. Cũng có những quy phạm pháp luật mà tính chất chung được thể hiện ở việc điều chỉnh đối với các chủ thể và quan hệ xã hội ở phạm vi hẹp hơn như quy phạm pháp luật lao động, quy phạm pháp luật dân sự…
+ Quy phạm pháp luật là chuẩn mực để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Thơng qua các quy phạm pháp luật có thể đánh giá hành vi của con người hợp
pháp hay khơng hợp pháp. Từ đó chủ thể cần có những ứng xử cho phù hợp với những chuẩn mực của quy phạm pháp luật và cũng nhận thức được việc phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý từ những hoạt động không phù hợp với quy phạm pháp luật của mình.
+ Quy phạm pháp luật có nội dung vừa thể hiện sự cho phép, vừa thể hiện sự bắt buộc trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy phạm pháp luật ở mỗi ngành
luật khác nhau thường chứa đựng những chỉ dẫn về quyền cũng như nghĩa vụ mà các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện. Chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội nói trên đều biết được những việc được làm, không được làm, những việc cần phải làm theo yêu cầu của pháp luật trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tương ứng với những quyền mà chủ thể được thụ hưởng thì các chủ thể cũng phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định. Quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy định trong các quy phạm pháp luật đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
+ Quy phạm pháp luật có tính hệ thống: Mỗi một ngành luật khác nhau tồn tại
những quy phạm pháp luật tương ứng, nhưng tất cả các quy phạm pháp luật trong các ngành luật này không tồn tại độc lập và tách biệt mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết tạo thành
một chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chẳng hạn các quy phạm pháp luật quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại có những mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với các quy định về hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự. Các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận phù hợp với các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa… của đất nước. Vì vậy, khi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa … có sự thay đổi thì các quy phạm pháp luật cũng có những quy định thay đổi theo cho phù hợp. Trong thực tiễn các quy phạm pháp luật có thể bị hủy bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung trong quá trình ban hành pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh của nhà nước ta.