Phân loại vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 89 - 90)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật

Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng do vậy cũng có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại chúng.

Căn cứ vào đối tượng (quan hệ xã hội) bị xâm hại, có thể phân chia vi phạm pháp luật thành nhiều nhóm, như: vi phạm pháp luật về thuế, vi phạm pháp luật về thương mại, vi phạm pháp luật về đất đai, vi phạm pháp luật về môi trường...

Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội, có thể phân chia vi phạm pháp luật thành tội phạm và các vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cao độ cho xã hội được quy định trong luật hình sự. Các vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm có mức độ nguy hiểm khơng cao bằng tội phạm và được quy định trong các ngành luật khác.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của khách thể vi phạm pháp luật, sự thiệt hại của xã hội do vi phạm pháp luật gây ra, vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại sau: -Vi phạm hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ

luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự. -Vi phạm dân sự: Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do các chủ thể có năng lực trách

nhiệm dân sự thực hiện, xâm hại tới những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân (bao gồm quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản và quan hệ nhân thân không liên quan tới tài sản).

-Vi phạm hành chính: Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do các chủ thể có năng lực

trách nhiệm hành chính thực hiện, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

-Vi phạm kỷ luật: Là những hành vi có lỗi do những chủ thể có năng lực trách nhiệm kỷ

luật thực hiện, trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, rèn luyện... được đề ra trong

cơ quan, tổ chức đó. Chủ thể vi phạm kỷ luật chỉ có thể là cá nhân, tập thể có quan hệ ràng buộc (phụ thuộc) với cơ quan, tổ chức nhất định.

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w