- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ
4.2.1.1 Khái niệm về chủ thể của quan hệ pháp luật
Để đảm bảo trật tự xã hội phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội và ý chí của mình, nhà nước thơng qua các quy phạm pháp luật thường xác định rõ các khả năng tham gia và các điều kiện tham gia của các cá nhân, tổ chức trong xã hội khi họ muốn tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định. Đối với từng loại quan hệ pháp luật khác nhau, nhà nước xác định các điều kiện cụ thể khác nhau, theo đó cá nhân, tổ chức nào đáp ứng được các điều kiện mà nhà nước đã quy định sẽ có thể trở thành chủ thể của loại quan hệ pháp luật nhất định. Khi trở thành một bên của quan hệ pháp luật, chủ thể đó sẽ mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và có khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ này thông qua các hành vi thực hiện pháp luật của mình.
Như vậy, khái niệm chủ thể của quan hệ pháp luật có thể được hiểu như sau: Chủ
thể của quan hệ pháp luật là các cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định và tham gia các quan hệ nhất định với những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Liên quan đến chủ thể của quan hệ pháp luật, trong khoa học pháp lý hình thành khái niệm về năng lực chủ thể để nói về điều kiện chủ thể, qua đó cho phép phân biệt cá nhân, tổ chức là các bên của quan hệ pháp luật với cá nhân, tổ chức là các bên của các quan hệ xã hội thông thường khác. Như vậy, năng lực chủ thể là khái niệm dùng để chỉ khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật của cá nhân hay tổ chức nhất định để trở thành một bên trong quan hệ đó. Khả năng này được xác định trên 2 phương diện: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật: là khả năng của cá nhân hoặc tổ chức được nhà nước thừa
nhận theo đó họ có thể tham gia quan hệ pháp luật để được hưởng quyền hoặc phải mang nghĩa vụ pháp lý nhất định
Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân hoặc tổ chức được nhà nước thừa nhận
theo đó các chủ thể này được tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý bằng chính hành vi của mình trong quan hệ đó.
Với năng lực pháp luật, các chủ thể thụ động tham gia vào các quan hệ pháp luật hoặc được pháp luật bảo vệ trong những quan hệ nhất định. Còn với năng lực hành vi, các chủ thể của quan hệ pháp luật có thể chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là 2 phương diện tạo thành năng lực chủ thể, vì thế chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể là: Nếu chủ thể chỉ có năng lực pháp luật mà khơng có năng lực hành vi thì khơng thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ mà nhà nước đã thừa nhận, khơng thể tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật bằng chính hành vi của mình. Mặt khác, khơng thể xác định năng lực hành vi của chủ thể khi chủ thể này khơng có năng lực pháp luật, tức là nếu khơng có năng lực pháp luật thì khơng có khả năng tham gia quan hệ pháp luật để trở thành một bên của quan hệ đó.
Ví dụ: Quyền bầu cử HĐND các cấp hoặc Quốc hội là quyền được xác định cho công dân Việt nam mà không xác định cho người nước ngồi. Theo đó, cơng dân Việt nam có năng lực pháp luật trong việc tham gia quan hệ pháp luật bầu cử, cịn người nước ngồi khơng có khả năng này. Vì thế, trong trường hợp này chỉ có thể xác định năng lực hành vi của công dân Việt nam khi tham gia quan hệ pháp luật bầu cử, mà khơng xác định năng lực hành vi của người nước ngồi.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi khơng phải là những thuộc tính tự nhiên của con người. Nó do nhà nước quy định phù hợp với cơ sở kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, giữa các quốc gia khác nhau thì năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các chủ thể quan hệ pháp luật cũng được pháp luật quy định khác nhau.