Nguyên tắc pháp chế:

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 132 - 133)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

7.1.2.1. Nguyên tắc pháp chế:

Đây là nguyên tắc quan trọng và cơ bản của quá trình xây dựng và đổi mới pháp luật ở Việt Nam – đòi hỏi sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và cơng dân. Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc pháp chế cũng được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật hình sự.

Để đảm bảo nguyên tắc này, những yêu cầu cơ bản được đặt ra là:

Về mặt lập pháp

Việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định. Theo cơ chế này, mọi tội phạm và hình phạt phải được Luật hình sự quy định, " có luật, có tội ".

Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế cịn địi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các quy định của Luật hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó.

Về mặt thực thi pháp luật

Tội phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS). Việc xét xử tội phạm và áp dụng hình phạt phải phù hợp với các quy định của BLHS. Cơ sở của trách nhiệm

hình sự, của việc áp dụng hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cũng như việc áp dụng mọi hình thức trách nhiệm hình sự với tính cách là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội đều phải do pháp luật hình sự quy định. Yêu cầu này được thể hiện trong quy định Điều 2 BLHS 2015:

“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Đối với các cơ quan nhà nước (các cơ quan tư pháp hình sự), ngun tắc pháp chế địi hỏi sự chính xác và thống nhất trong việc thực thi luật hình sự, trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội. Điều đó có nghĩa là trên phạm vi tồn lãnh thổ Việt Nam, pháp luật hình sự phải được áp dụng như nhau, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xã hội... của người phạm tội. Pháp luật phải được giải thích cụ thể bởi các cơ quan chun mơn có thẩm quyền nhằm tránh sự hiểu và vận dụng khác nhau đối với cùng một quy định nhưng ở những điều kiện khác nhau.

Đối với công dân, nguyên tắc pháp chế cũng đòi hỏi mỗi người dân đều phải tuân thủ pháp luật hình sự một cách triệt để, đồng thời khơng ngừng tăng cường cảnh giác, nâng cao ý thức pháp luật, tích cực đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w