VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
7.3.3. Các biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam
Các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự bao gồm những biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với chủ
thể phạm tội hoặc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội và giáo dục họ trở thành những cơng dân có ích cho xã hội. So với các hình phạt, các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt nam được xem là những biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt.
Chế định về các biện pháp tư pháp được quy định tại Chương 7 BLHS 2015 gồm 4 Điều (Từ Điều 46 đến Điều 49), theo đó bao gồm 2 nhóm:
Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội và Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
* Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội, bao gồm:
+ Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi. + Bắt buộc chữa bệnh.
* Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội, bao gồm:
+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi. + Khơi phục lại tình trạng ban đầu.
+ Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬNCHƯƠNG 7 CHƯƠNG 7
1/ Trình bày khái niệm về luật hình sự, các nguyên tắc pháp lý cơ bản của luật hình sự và nguồn pháp luật hình sự ở Việt nam hiện nay?
2/ Trình bày khái niệm tội phạm, đặc điểm của tội phạm và phân loại tội phạm? 3/ So sánh tội phạm với các loại vi phạm pháp luật khác?
4/ Trình bày khái niệm hình phạt, đặc điểm của hình phạt và các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt ở Việt nam?
5/ So sánh hình phạt với các loại chế tài pháp luật khác?
6/ Trình bày nội dung pháp lý về đồng phạm, phịng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết? 7/ Trình bày về các loại lỗi trong luật hình sự, qua đó phân biệt các loại lỗi?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Lê Tiến Châu chủ biên, Giới thiệu những nội dung mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (so sánh với Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
4. Lê Văn Cảm, Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình sự Việt nam sau pháp điển hóa lần thứ ba, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, 2018
5. Nguyễn Ngọc Hịa, Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự năm 2015 (phần chung), Nhà xuất bản Tư pháp, 2018
6. Trần Minh Hưởng, So sánh Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) với Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nhà xuất bản Lao động, 2018.
CHƯƠNG 8