VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.4.2.2. Nội dung quyền sở hữu
Nội dung của quyền sở hữu được tạo thành bởi 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
a, Quyền chiếm hữu
Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi
phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”
Việc nắm giữ, chi phối tài sản có thể được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể chiếm hữu nếu việc chiếm hữu đó dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định. Những trường hợp chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp lý do pháp luật quy định sẽ bị coi là chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật.
* Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 165, Bộ luật dân sự 2015 thì chiếm hữu có căn cứ là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau:
+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản: Chủ sở hữu là người có quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định. Việc có được tài sản đó dựa trên các căn cứ xác lập quyền sở hữu do pháp luật quy định. Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình thực hiện quyền chiếm hữu của mình với tài sản theo ý chí của họ. Quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu tài sản được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
+ Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản: Việc uỷ quyền chiếm hữu có thể được thực hiện thơng qua văn bản uỷ quyền. Phạm vi, cách thức, thời hạn chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền chiếm hữu được xác định theo văn bản uỷ quyền.
+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật: Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Ví dụ, trong quan hệ gửi giữ tài sản, khi bên gửi tài sản đã chuyển giao tài sản cho bên giữ tài sản thì bên giữ tài sản phải bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tính trạng như khi nhận giữ.
+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ qn, bị chơn giấu, bị vùi lấp, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.
+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện theo pháp luật quy định:
+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Ví dụ: Tồ án ra quyết định tun bố A mất tích và chỉ định B quản lý tài sản của A. Trong trường hợp này, B có quyền quản lý tài sản của A và việc quản lý của B được xác định là chiếm hữu hợp pháp.
* Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản không dựa trên các căn cứ pháp lý tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015. Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật có thể chia làm hai loại là chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật khơng ngay tình
+ Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu tin rằng mình có căn cứ để xác lập quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Ví dụ: A mua tivi từ B mà không biết B không có quyền bán tài sản này.
+ Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật khơng ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết mình khơng có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Ví dụ: mua xe máy khơng có giấy tờ, mua tài sản mà biết người bán có tài sản đó do trộm cắp.
Người chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật khơng ngay tình, khơng được pháp luật bảo vệ và khơng được hưởng quy chế xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Trái lại, người chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ trong nhiều trường hợp và được xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu theo điều 236 Bộ luật Dân sự 2015: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu của tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”
b, Quyền sử dụng
Quyền sử dụng là một trong những quyền năng mà nhà nước trao cho chủ sở hữu hoặc người khác dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Theo Điều 189, BLDS 2015 quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.”
Quyền khai thác công dụng của tài sản là việc khai thác lợi ích từ tài sản theo cơng dụng của tài sản (xe máy được dùng để đi, nhà dùng để ở...),
Quyền hưởng hoa lợi từ tài sản là quyền được hưởng những sản vật tự nhiên do tài sản mang lại như hưởng hoa quả từ cây cối, hưởng trứng từ gia cầm...
Quyền hưởng lợi tức từ tài sản là quyền hưởng khoản lợi thu được từ việc khai thác như hưởng tiền thuê nhà…
Quyền sử dụng tài sản có thể được thực hiện bởi chủ sở hữu nhưng cũng có thể chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Người khơng phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
c, Quyền định đoạt
Theo điều 192 Bộ luật dân sự 2015, quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Quyền định đoạt là quyền năng của chủ thể để quyết định “số phận”của tài sản. Quyền định đoạt có thể được hiểu dưới hai góc độ: quyền quyết định “số phận” thực tế của tài sản hoặc quyền quyết định “số phận” pháp lý của tài sản.
Định đoạt số phận thực tế của tài sản là làm chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản, như huỷ bỏ, tiêu dùng hết hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với vật,
Định đoạt số phận pháp lý của tài sản có thể được thực hiện bằng các giao dịch dân sự như mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, góp vốn vào cơng ty…
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện khơng trái với quy định của pháp luật. Người khơng phải là chủ sở hữu chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được chủ sở hữu uỷ quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (việc trưng mua, trưng thu tài sản theo quyết định của Nhà nước). Việc thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ pháp luật liên quan đến tài sản đó.