* Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
* Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
* Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực. Thường các văn bản lập pháp, hoặc văn bản pháp quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (gọi là văn bản chính) đều có một số lượng nhất định các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Trong trường hợp này, khi văn bản chính đã hết hiệu lực thì các văn bản đó cũng hết hiệu lực, trừ trường hợp giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì cịn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới.
Một trường hợp khác khi nghiên cứu thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật cần được chú ý là văn bản bị đình chỉ thi hành để cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến, hợp pháp, hợp lý của nó hoặc để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh. Khoảng thời gian này văn bản quy phạm pháp luật bị tạm ngưng hiệu lực.
Kết quả xử lý văn bản có thể dẫn đến một trong hai trường hợp: văn bản tiếp tục có hiệu lực nếu khơng bị hủy bỏ, hoặc hết hiệu lực nếu bị hủy bỏ; trong thời gian bị ngưng hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật đó khơng được áp dụng, kể cả đối với các quan hệ xã hội xảy ra vào thời điểm trước và trong thời gian nó bị tạm ngưng hiệu lực.
2.3.4.2. Hiệu lực theo không gian
Hiệu lực không gian của văn bản quy phạm pháp luật là phạm vi tác động của văn bản về mặt khơng gian, có thể là tồn bộ lãnh thổ quốc gia, một vùng hoặc một địa phương nhất định. Cũng như hiệu lực thời gian, hiệu lực không gian của văn bản quy
phạm pháp luật phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản, vào phạm vi và mức độ điều chỉnh của nó.
Thơng thường, các văn bản do cơ quan nhà nước Trung ương, như Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có hiệu lực trên tồn bộ lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trên phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.
2.3.4.3. Hiệu lực theo đối tượng thi hành
Hiệu lực theo đối tượng thi hành là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành.
Như vậy, đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật có thể là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội, cũng có thể chỉ hướng tới một loại đối tượng nhất định.
Việc xác định hiệu lực theo đối tượng thi hành được quy định như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước Trung ương được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
- Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước Trung ương quy định những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau thì đối tượng áp dụng chỉ là những cá nhân, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề đó.
- Văn bản của chính quyền địa phương có hiệu lực (theo đối tượng) đối với tất cả các công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan nhà nước Trung ương đóng trên lãnh thổ địa phương quản lý.
- Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực đối với cơ quan, tổ chức người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Việc xác định rõ hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về thời gian, không gian và đối tượng thi hành là một trong các tiền đề quan trọng, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh của văn bản cũng như bảo đảm xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có tính thống nhất cao.
2.3.5. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo những nguyên tắc như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
- Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp (Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2015).
2.4. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT2.4.1. Khái niệm hệ thống pháp luật 2.4.1. Khái niệm hệ thống pháp luật
Do nhu cầu quản lý xã hội, nhà nước phải ban hành một khối lượng rất lớn các văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản đó chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Toàn bộ các quy phạm pháp luật đó khơng tồn tại rời rạc mà có sự gắn bó hữu cơ, chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và nằm trong một chỉnh thể thống nhất, tạo thành hệ thống pháp luật.
Hệ thống pháp luật là khái niệm phản ánh cơ cấu bên trong (hệ thống cấu trúc của pháp luật, hình thức bên trong của pháp luật) đồng thời thể hiện sự thống nhất hữu cơ của các quy phạm pháp luật cấu thành hệ thống đó, thể hiện sự phân chia các quy phạm ấy thành các lĩnh vực (hoặc các ngành luật) và các chế định pháp luật.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, hệ thống pháp luật là một chỉnh thể thống nhất các
hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là các quy phạm pháp luật được thể hiện trong các nguồn pháp luật) có sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Nghiên cứu hệ thống pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm rõ những thuộc tính của pháp luật, sự thống nhất nội tại, mối liên hệ ràng buộc, tính tồn diện, đồng bộ của pháp luật… từ đó phát hiện những thiếu sót, sự chồng chéo hay mâu thuẫn của hệ thống pháp luật nhằm kịp thời bổ sung và hồn thiện. Qua đó xây dựng hệ thống pháp luật hồn chỉnh, hợp lý, hiệu quả… là nhân tố quan trọng tạo ra sự ổn định và phát triển cho đất nước.
2.4.2. Đặc điểm của hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật có các đặc điểm sau: