- Tổ hợp các ngành luật
1 Xem “Bàn thêm về cơ cấu của quy phạm pháp luật”, ThS Nguyễn Minh Đoan, Luật học số 03/2000, Tr 7-
3.1.4. Phân loại quy phạm pháp luật
Việc phân loại quy phạm pháp luật có thể dựa vào một số căn cứ cụ thể sau:
+ Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh có thể chia quy
phạm pháp luật thành các nhóm thuộc các ngành luật khác nhau như quy phạm pháp luật ngành luật Hiến pháp, quy phạm pháp luật ngành luật Dân sự, quy phạm pháp luật ngành luật Hành chính…
+ Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh, quy phạm pháp luật có thể được chia thành
quy phạm pháp luật dứt khoát, quy phạm pháp luật tùy nghi (khơng dứt khốt) và quy phạm pháp luật hướng dẫn. Quy phạm pháp luật dứt khốt đưa ra các chỉ dẫn có tính rõ ràng, chặt chẽ. Quy pham pháp luật tùy nghi (khơng dứt khốt) cho phép các chủ thể được lựa chọn cách xử sự phù hợp với những quy định của pháp luật. Quy phạm pháp luật hướng dẫn đưa ra những hướng dẫn cụ thể để các chủ thể có thể tự giải quyết các cơng việc nhất định.
+ Căn cứ vào cách thức xử sự, quy phạm pháp luật có thể được phân loại thành
quy phạm pháp luật ngăn cấm, quy phạm pháp luật bắt buộc và quy phạm pháp luật cho phép. Quy phạm pháp luật bắt buộc yêu cầu các chủ thể buộc phải thực hiện một số hành vi nhất định. Quy phạm pháp luật ngăn cấm yêu cầu chủ thể cấm không được thực hiện một số hành vi cụ thể nào đó. Quy phạm pháp luật cho phép, cho phép chủ thể được tự mình thực hiện các xử sự mà pháp luật đã ghi nhận cho chủ thể đó.
+ Căn cứ vào nội dung và tác động của quy phạm pháp luật, có thể phân loại
quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật nội dung và quy phạm pháp luật hình thức. Quy phạm pháp luật nội dung xác định quyền, nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể. Quy phạm pháp luật hình thức lại xác định trình tự, thủ tục từ đó các chủ thể có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình hoặc tiến hành áp dụng pháp luật và truy cứu trách nhiệm pháp lý.