VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.1.1.1. Quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản là quan hệ xã hội giữa các chủ thể hình thành thơng qua một tài sản cụ thể , tài sản đó có thể mua, bán, tặng, cho thuê…
Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định. Tài sản trong dân sự được quy định tại Điều 105 BLDS 2015, bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh có các đặc điểm sau:
+ Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính ý chí. Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm cũng như cung ứng dịch vụ trong xã hội. Quan hệ tài sản luôn gắn liền với quan hệ sản xuất và phù hợp với quan hệ sản xuất vốn là hạ tầng của xã hội. Quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang tính ý chí của các chủ thể, và phải phù hợp với ý chí của nhà nước. Nhà nước dùng các quy phạm pháp luật dân sự tác động lên các quan hệ kinh tế, hướng cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi theo ý chí của nhà nước.
Quan hệ tài sản của do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất đền bù tương đương. Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hoá và tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những quan hệ trong luật dân sự khơng có sự đền bù tương đương như quan hệ tặng, cho, thừa kế…Tuy nhiên, những quan hệ này không phải là quan hệ phổ biến trong trao đổi.