Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 64 - 66)

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó Nhà nước thơng qua các cơ

3.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của áp dụng pháp luật

a. Khái niệm áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành, thơng qua những trình tự, thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, nhưng đây là một hình thức thực hiện pháp luật rất đặc thù, bởi vì chỉ có áp dụng pháp luật mới làm cho pháp luật được thực hiện triệt để trong thực tế đời sống. Trên thực tế, nhiều trường hợp, nếu thiếu sự tác động can thiệp của Nhà nước thì các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy phạm pháp luật. Xét về bản chất, áp dụng pháp luật là q trình thể chế hố quyền lực nhân dân và ý chí nhà nước thơng qua cơ chế điều chỉnh pháp luật trên thực tế. Như

vậy, áp dụng pháp luật vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một biện pháp đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong thực tế.

b. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Thứ nhất: áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Pháp

luật do chính nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện nên nó phải mang tính quyền lực nhà nước, cụ thể:

- Hoạt động áp dụng pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền tiến hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của họ. Mỗi cơ quan Nhà nước hay nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền chỉ được thực hiện một số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Áp dụng pháp luật là cơ sở để các cơ quan thực hiện chức năng của mình.

- Hoạt động áp dụng pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Q trình áp dụng pháp luật có thể mang tính đơn phương của ý chí nhà nước hoặc cũng có thể nhà nước thừa nhận ý chí của các chủ thể liên quan. Điều này nói lên vai trị chủ động của Nhà nước trong việc kiểm soát và điều hành xã hội.

- Các quyết định của cơ quan Nhà nước khi áp dụng pháp luật (văn bản áp dụng pháp luật) có tính chất bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng pháp luật đã có hiệu lực pháp luật. Chẳng hạn, cá nhân đã có bản án phạt tù, nếu khơng tự nguyện chấp hành hình phạt, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp giải để tống giam.

Thứ hai: Áp dụng pháp luật là một hoạt động được tiến hành theo trình tự và thủ

tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất quan trọng, phức tạp, ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các chủ thể có liên quan nên pháp luật phải xác định rõ cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật để tránh sự tuỳ tiện dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu chính xác. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực áp dụng pháp luật mà trình tự, thủ tục được xác lập cho phù hợp. Chẳng hạn, việc giải quyết một vụ án hình sự cần phải tiến hành theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc giải quyết một vụ án dân sự cần phải tiến hành theo những quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Thứ ba: Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá quy phạm pháp luật đối với

từng trường hợp cụ thể. Áp dụng pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật. Chính nhờ có q trình áp dụng pháp luật mà nhiều quy phạm pháp luật

mới có điều kiện được thực hiện trên thực tế. Hơn nữa, về phía chủ thể, nhờ có áp dụng pháp luật mới xác định được những giới hạn pháp lý cần thiết cả về nội dung của quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trách nhiệm pháp lý có liên quan khi tham gia quan hệ pháp luật.

Thứ tư: Áp dụng pháp luật là hoạt động khoa học và sáng tạo (sự sáng tạo trong

phạm vi quy định của pháp luật). Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu vụ việc, trên cơ sở đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự, áp dụng tập quán, thói quen, tiền lệ pháp hay lẽ phải, lẽ công bằng để xử lý. Để việc áp dụng pháp luật này thực sự có hiệu quả địi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo, khơng được máy móc để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế cuộc sống một cách đúng đắn nhất.

Một phần của tài liệu FILE 20210813 154535 PHÁP LUẬT (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w